Đình làng Kim Long. Ảnh: Quang Thiều
Trong đời sống người dân Việt xưa,ệncáiđìnhlàkeo nha cai ma cao đình làng là biểu tượng của quyền lực làng xã. Đình làng ở Huế cơ bản thống nhất với đình làng Việt Nam. Về công năng, là ngôi nhà công cộng thờ thành hoàng và diễn ra các sinh hoạt văn hoá công cộng của làng xã. Về quy mô, to vượt hơn hẳn nhà dân với bộ khung gỗ chắc chắn mái ngói dầy đè ấn xuống chống sự phá hoại của mưa nắng. Là bộ mặt của làng xã, đình thường nằm ngay đầu làng, nhìn ra sông nước và ruộng đồng thoáng đãng, hòa hợp với cảnh quan chung. Còn nữa, nhiều ngôi đình đi vào lịch sử, trở thành điểm xuất phát, hội họp của các lực lượng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 hay trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
Hãy ghé thăm 1 trong số 3 đình làng được đầu tư tu sửa lần này: đình làng Kim Long. Năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan cho dời thủ phủ từ Phước Yên về Kim Long và nơi đây trở thành một đô thị đẹp đầu tiên được xây dựng bên bờ sông Hương. Cũng trong thời gian đó, đình làng Kim Long được xây dựng. Công trình cùng những hiện vật lịch sử được lưu giữ là minh chứng sống động đánh dấu một nét đẹp văn hóa riêng có của vùng đất Kim Long xưa. Năm 2013, UBND tỉnh đã có quyết định công nhận đình làng Kim Long là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Lên xã Lộc Hòa (Phú Lộc) ở thượng nguồn sông Truồi, tôi có dịp ghé thăm đình làng (gọi đúng hơn là nhà thờ làng) Phú Sơn và La Khê. So với các đình làng ở nhiều vùng quê, những đình làng nơi đây khiêm tốn hơn nhiều về mặt kiến trúc và quy mô. Các làng La Khê hay Phú Sơn có lịch sử hàng trăm năm trước, nhưng chiến tranh ác liệt đã biến vùng đất này trở thành hoang hóa và sau ngày giải phóng, đó được xem là nơi giãn dân, vùng kinh tế mới. Định canh rồi định cư, ăn ra làm nên, người dân trong làng gồm cả con dân xưa và kẻ mới tới đã cùng nhau góp của góp công để dựng nên cái đình làng. Tôi nhớ, có ai đó đã nói rất hay, rằng có cái nôi đưa ta đi đến những chân trời mới và chào đón ta ngày trở về với quê hương bản quán, đó chính là mái đình làng thân thuộc!
Dạo một vòng quanh Huế hay ven đô, tôi vẫn bắt gặp những mái đình xưa. Giữa xôn xao phố thị với những ngôi nhà cao tầng đang tranh nhau mọc lên, những ngôi đình làng bền bỉ với thời gian như một nốt trầm xao xuyến níu kéo lòng người trở về với nguồn cội, về với những giá trị xưa cũ. Bao nhọc nhằn, phiền muộn và cả những toan tính thiệt hơn... đều như tan biến khi ta cảm nhận được mùi khói hương phảng phất trong gió của ngày lễ hội. Đình làng nơi phố thị ở Huế là những điểm đến, không thể bỏ qua của những du khách, đặc biệt là những người con xứ Huế xã quê trong giây phút chạnh lòng nhớ đất Tổ.
Còn ở nơi làng quê. Đâu chỉ có con đường hay cây cầu, trường học hay trạm y tế, trụ sở hay nhà văn hóa... nông thôn mới cần một biểu tượng riêng tạo nên sự khác biệt để mọi người tự hào và tại sao đó không là cái đình làng hay một cơ sở thờ tự, một tín ngưỡng dân gian, một điểm tâm linh nào đó?
ĐÌNH NAM