| Nhà máy may Panko (Hàn Quốc) đang hoạt động tại KCN Tam Thăng |
Báo cáo với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Lê Văn Thanh,ạmhoãnthuhútđầutưket qua tnk ông Nguyễn Văn Chúng - Chủ tịch HĐTV, Giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai - cho biết: 30 doanh nghiệp (DN) may Hàn Quốc bị đóng cửa ở Triều Tiên và nhiều DN khác đến đăng ký đầu tư tại KCN Tam Thăng, nhưng chúng tôi buộc phải từ chối, hẹn đến tháng 3/2017 mới có thể tính toán được. Hạ tầng đường, điện, nước… chỉ vừa đủ để phục vụ cho các nhà đầu tư hiện tại. Được biết, KCN Tam Thăng được quy hoạch là trung tâm công nghiệp dệt may của tỉnh Quảng Nam. Dù quy hoạch 200ha nhưng đến nay, diện tích thu hồi được chỉ mới 125ha. Trong đó, san nền tạo mặt bằng sạch được 60ha, còn lại đang rà phá bom mìn hoặc đất xen kẽ nhà dân và các công trình khác chưa thu hồi được. KCN Tam Thăng hiện đã có 10 DN đăng ký đầu tư (90% DN FDI), với tổng vốn đăng ký gần 200 triệu USD, diện tích sử dụng đất 92ha (vượt quỹ đất hiện có). Trong đó, 6 DN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn 135 triệu USD và 40 tỷ đồng Việt Nam, 3 nhà máy đã đi vào hoạt động. Gần nhất là đầu năm 2016, Tập đoàn Panko (Hàn Quốc) đã khởi công nhà máy dệt may tại KCN Tam Thăng, với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, sử dụng 15.000 lao động Vướng mắc tại KCN Tam Thăng, ngoài liên quan đến việc đền bù, giải tỏa đất đai còn liên quan đến việc sắp xếp, di dời của một số DN đang hoạt động ở đây, trong đó có trạm bê tông Xuân Thành. Chính việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng ở KCN Tam Thăng đang là trở ngại cho nhà đầu tư. Ông Mindul - Giám đốc Dự án Fashion Garments - cho biết: Công ty đã bắt đầu xây dựng nhà máy, nhưng vì vướng một số hộ dân chưa thể di dời nên phải dừng dự án. Bên cạnh đất không đủ cung ứng nên phải tạm hoãn thu hút đầu tư thì lao động cũng đang là vấn đề nóng ở KCN Tam Thăng khi được dự báo là thiếu trầm trọng. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN Tam Thăng, tổng hợp số liệu từ các dự án đã triển khai và đăng ký đầu tư thì đến cuối năm 2018, KCN này cần khoảng 30.000 lao động. Trong đó, 6/10 DN đã khởi công hoặc đi vào hoạt động cần đến 21.425 lao động nhưng hiện chỉ mới có 2.277 lao động và dự báo đến cuối năm 2016 tăng lên 5.211 lao động… không đủ cung ứng cho sản xuất. Ông Mindul cho hay, khi hoàn thành dự án cần 7.500 lao động, riêng năm 2016, DN cần 1.000 lao động và cán bộ quản lý nhưng hiện tại không biết làm thế nào thu hút cho đủ số lượng! Chính vì những khó khăn đó, nên không những tạm hoãn thu hút đầu tư mà Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Tam Thăng cũng buộc phải lên tiếng tạm dừng thu hút các dự án may vào đây để bảo đảm lao động cho các nhà máy hiện tại. Ông Lê Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam: Chính quyền và cơ quan quản lý sẽ quyết liệt hơn trong giải phóng mặt bằng để DN đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án. Nhà đầu tư, cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo cần phải chủ động giải quyết đào tạo nghề phù hợp yêu cầu DN, thực hiện theo đơn đặt hàng của DN và nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ. |
|