【nhan dinh nha cai】Thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế: Phải chú trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024 |
Trong thành tích chung về tăng trường kinh tế,ựchiệnchỉtiêutăngtrưởngkinhtếPhảichútrọngtháogỡkhókhănchodoanhnghiệnhan dinh nha cai một bộ phận của nền kinh tế vốn được coi là trụ cột phát triển đó là khu vực doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp khó khăn. Vì thế, trong nỗ lực thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh cần chú trọng tháo gỡ khó khăn cho khu vực này.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, tăng thêm điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài, giải ngân đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Ảnh: TTXVN |
8 tháng năm 2024, sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 473 tỷ USD, xuất siêu gần 15,5 tỷ USD. Ông đánh giá gì về những kết quả tăng trưởng này của nền kinh tế?
So với những con số đạt được quý I, quý II, thì quý III với những chỉ báo về tăng trưởng kinh tế có thể nói là rất tích cực. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến chỉ số chung về GDP tăng trưởng quý I, quý II đã ở mức nhảy vọt và quý III đã có bước tiến mạnh hơn quý II, trong đó chỉ số công nghiệp là chỉ số dẫn đầu (tăng 8,5%) – đây là con số mang tính dẫn dắt rất cao.
Ngoài ra, một chỉ số điển hình cho nền kinh tế đối ngoại đó là xuất nhập khẩu. Nếu năm 2023, xuất nhập khẩu giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng thì năm nay có bước tiến vượt bậc (tăng khoảng 15-17%); xuất siêu cũng là con số đáng hy vọng.
Kết quả về tăng trưởng kinh tế 8 tháng 2024 đang phản ánh mức độ tích cực của nền kinh tế. Đồng thời cho thấy khả năng trỗi dậy, chớp thời cơ của nền kinh tế trong nước; đặc biệt là cách truyền cảm hứng, cũng như gây “áp lực” phát triển từ trung ương.
Mặt khác, bên cạnh con số tăng trưởng chung, chúng ta phải nhận thấy rằng có những vấn đề còn tích cực hơn, đó là câu chuyện về phát triển hệ thống hạ tầng. Đó là việc khánh thành các đường cao tốc, xác lập kỳ tích khánh thành đường dây 500 kV mạch 3; triển khai xây dựng Sân bay Long Thành... đã mang lại cảm hứng rất tích cực, cũng như niềm tin về tương lai phát triển dài hạn của nền kinh tế so với con số tăng trưởng nói chung.
Để có thành quả trên, Chính phủ đã đôn đốc, hành động rất quyết liệt, nhất là đã thể hiện qua việc thi công thần tốc, "vượt nắng, thắng mưa" để khánh thành đường dây 500 kV mạch 3. Ngoài ra, kết quả đạt được có công lao của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp. Như việc khánh thành được đường dây 500 kV mạch 3 là sự hợp lực của địa phương, các Bộ ngành, trong đó đi đầu là EVN, Bộ Công Thương. Hay các chỉ số xuất khẩu tích cực, nhất là xuất khẩu nội địa có sự bứt phá đáng ghi nhận, chứ không phải là xuất khẩu do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt…
Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Trần Đình Thiên |
Cùng với những chỉ số tăng trưởng tích cực của nền kinh tế, theo ông còn tồn tại những khó khăn, bất cập nào?
Thực tế, vẫn có nhiều vướng mắc nền kinh tế chưa vượt qua được. Đơn cử, nỗ lực của Chính phủ về tăng đầu tư công rất lớn, xong kết quả vẫn còn xa so với mong đợi; hay câu chuyện tiếp cận vốn, cải cách thủ tục hành chính... giúp doanh nghiệp phục hồi triển khai vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo đó, trong thành tích chung về tăng trường một bộ phận của nền kinh tế vốn được coi là trụ cột phát triển vẫn gặp khó khăn đó là khu vực doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Hầu như doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau khó khăn của giai đoạn dịch Covid-19, các chỉ báo tăng trưởng phản ánh cho thấy còn khó khăn rất cao.
Những thuận lợi và thách thức hiện đang đan xen, nhất là trong bối cảnh thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương. Theo ông liệu chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024 có đạt được?
Theo cách tính truyền thống thì chỉ tiêu GDP của nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực. Thậm chí với quyết tâm phục hồi sau bão số 3 mạnh hơn thì tăng trưởng lại càng mạnh.
Như vậy, với đà tăng trưởng và nỗ lực phục hồi của nền kinh tế hiện nay thì chỉ tiêu tăng trưởng như Ngân hàng Thế giới dự báo 6% là có thể đạt được. Nhưng vấn đề chúng ta cần quan tâm chính là nội lực của Việt Nam phải được tăng lên xứng đáng, chứ không chỉ chủ yếu do đóng góp từ khu vực FDI vì điều này sẽ không đảm bảo sự phát triển cân bằng, bền vững cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, khi tính tăng trưởng chúng ta phải nhấn mạnh thiệt hại mà thiên tai, nhất là bão Yagi gây ra là cực kỳ nặng nề, làm tổn hại đến nền kinh tế rất nhiều. Điều này đồng nghĩa nhắc nhở chúng ta cũng đừng lạc quan quá mức về chỉ số tăng trưởng.
Vậy, theo ông Chính phủ cũng như các Bộ ngành địa phương cần triển khai các giải pháp ra sao để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024?
Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024 theo tôi với những động lực đang có cần tiếp tục thực hiện, tăng cường hơn. Như tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, tăng thêm điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài, giải ngân đầu tư công, thúc đẩy xuất nhập khẩu…
Tuy nhiên, không nên quá chú trọng cho thành tích của năm 2024 mà cần chuẩn bị tạo ra những điều kiện cho năm 2025 và cho các năm sau nữa nhằm tạo nền tảng tăng trưởng mạnh hơn. Bởi, để đạt các chỉ tiêu cho năm 2024 với thời gian 3 tháng còn lại thì hầu như chúng ta đã được thiết lập từ 9 tháng trước. Cho nên những nỗ lực cho tăng trưởng kinh tế hiện tại là đã cho năm 2025.
Theo đó để thúc đẩy thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, thứ nhất,cần chú trọng tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân, qua việc tìm các giải pháp tạo đột phá, có cách tiếp cận mới cho khu vực này phát triển. Ví dụ, chúng ta không nên đơn thuần hạ lãi suất mà phải cố gắng hạ mặt bằng lãi suất xuống, có hệ thống khuyến khích từ thuế, phí bền vững, tích cực hơn để giải quyết khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân hiệu quả hơn.
Thứ hai, đơn giản hoá, bỏ bớt thủ tục kinh doanh; thúc đẩy phát triển thị trường tài chính, tiền tệ thông qua việc tháo gỡ vướng mắc, rào cản cho toàn bộ cấu trúc của hệ thống này theo quan điểm của Chính phủ đó là “thực hiện một luật để sửa nhiều luật”; thử nghiệm các hình mẫu phát triển, tuy nhiên cần phải thay đổi tư duy hệ thống trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, phục hồi những vấn đề thị trường một cách mạnh mẽ; điều chỉnh, xem xét lại cách xử lý các bất cập nhằm tránh gây tổn thương cho một bộ phận kinh tế. Theo cách tiếp cận của Chính phủ là phải chú trọng an toàn nhiều hơn để kinh tế nội địa của Việt Nam có động lực phát triển.
Thứ tư,tạo bước ngoặt tâm lý, lòng tin nhằm giúp khu vực kinh tế nhân, cũng như xã hội sẽ tạo ra được cơ hội để tiếp cận với kinh tế thế giới; đồng thời xây dựng nền tảng bền vững để thu hút nhà đầu tư chiến lược, giúp cho nền kinh tế có thể phát triển bứt phá.
Với riêng Bộ Công Thương, nhằm góp phần thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng của ngành cũng như nền kinh tế, ông có thể gợi mở một số giải pháp cụ thể?
Ngành Công Thương đã có những nỗ lực rất tích cực thời gian qua. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là Bộ Công Thương không nên quá tập trung, lo lắng thực hiện chỉ tiêu 2024, mà nên nhìn về phía trước để thấy vai trò, nhiệm vụ của Bộ Công Thương quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế.
Đơn cử, từ việc khánh thành đường dây 500 kV mạch 3 để thấy sự quyết liệt của Chính phủ trong việc vượt qua khó khăn để nhìn xa cho tương lai. Đây là việc mà Bộ Công Thương phải gánh vác chính. Do đó, Bộ Công Thương phải nhìn nhận rõ nền kinh tế đang lên ở một tầm, một thế khác, vì thế đòi hỏi sự chuẩn bị các điều kiện mới cho nền kinh tế phát triển chứ không chỉ dừng lại những giải pháp thúc đẩy, tăng cường.
Ví dụ, các Bộ Công Thương cần xây dựng một thể chế để giúp thu hút các “đại bàng” về công nghệ vào Việt Nam đặc biệt là “đại bàng” chất bán dẫn với thời gian không phải mấy tháng, một năm mà là nhiều tháng, nhiều năm. Ngoài ra, Bộ Công Thương có thể cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hay một số Bộ ngành khác làm sao hợp lực tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp hoàn toàn mới, phù hợp với tinh thần, chủ trương phát triển mới của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phải đóng vai trò tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ - đây không chỉ là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực riêng của ngành Công Thương mà chung của nền kinh tế. Do vậy, với tinh thần chủ động này chắc chắn Chính phủ sẽ khuyến khích, ủng hộ và tham gia thúc đẩy trực tiếp.
Trân trọng cảm ơn ông!
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng