【bảng xếp hạng bóng đá anh hạng nhất】GDP: Bài toán tăng trưởng bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-10 22:30:30

gdp bai toan tang truong ben vung

Tăng trưởng thực sự chính là ở các DN và giải pháp căn cơ phải là tạo mọi điều kiện để DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: H.A.

Quyết tâm đạt mục tiêu

gdp bai toan tang truong ben vung
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt,àitoántăngtrưởngbềnvữbảng xếp hạng bóng đá anh hạng nhất đồng bộ, kịp thời các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 của từng khu vực và một số ngành quan trọng của nền kinh tế như sau: Khu vực nông nghiệp tăng trưởng 3,05%. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 33 tỷ USD; Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,91%. Cụ thể là khu vực công nghiệp tăng trưởng 7,34% (trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 13%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng trưởng 11,5%); khu vực xây dựng tăng trưởng 10,5%; Khu vực dịch vụ tăng trưởng 7,19%. Trong đó, tăng trưởng về khách du lịch là trên 30%.
gdp bai toan tang truong ben vung

(Trích Chỉ thị số 24/CT-TTg thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực).

Đầu năm 2017, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội không mấy khả quan khi tăng trưởng GDP chỉ đạt mức 5,1%, tuy cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm 2012, 2013 và 2014, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ 2 năm gần đây là 2015 và năm 2016. Điều đáng nói, nếu so sánh các yếu tố bất lợi thì năm 2017 những khó khăn đã giảm đi nhiều so với 2016 khi năm ngoái, những diễn biến do hạn mặn ở Nam bộ, sự cố ô nhiễm môi trường ở Formosa hay sự cố của Samsung liên quan đến sản phẩm Galaxy Note7 ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng GDP. Mặc dù vậy, Chính phủ vẫn quyết tâm chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các quý còn lại, quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra. Để đạt được mục tiêu này là điều không đơn giản khi xuất phát điểm của tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,1%, theo đó 3 quý còn lại trung bình tăng trưởng GDP phải đạt trên 7% trong điều kiện sản xuất công nghiệp tăng 5,7%, thấp hơn cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư còn chậm, nông nghiệp còn khó khăn, nhập siêu lớn, số DN thành lập mới lớn nhưng vẫn còn nhiều DN rời bỏ thị trường, cho thấy DN còn gặp khó khăn.

Phát biểu về vấn đề này tại buổi thảo luận ở tổ trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 14 đang diễn ra, Thủ tướng Chính phủ cho rằng phải cố gắng khắc phục mọi khó khăn, cố gắng tối đa để thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời cho biết tháng 4 và 5, tình hình tăng trưởng đã tốt hơn quý I, Chính phủ đã tính toán từng mặt hàng, từng yếu tố, từng cấu phần tăng trưởng để thúc đẩy tốt hơn. Theo đó, sản xuất công nghiệp, trong đó có điện tử đang tăng trên đà tốt, Chính phủ xác định sẽ tiếp tục đẩy mạnh XK một số mặt hàng chủ lực, nông nghiệp phải đạt tăng trưởng 3,5%; du lịch phải tăng 30%...

Lý giải cho việc Chính phủ quyết tâm theo đuổi mục tiêu tăng trưởng 6,7%, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là năm thứ hai thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020. Năm 2016, tăng trưởng GDP đạt thấp ở mức 6,21%, nếu năm 2017 tiếp tục không đạt kế hoạch thì sẽ khó khăn cho kế hoạch 5 năm. Bên cạnh đó, ở khía cạnh hội nhập, nếu Việt Nam không phát triển nhanh hơn thì tụt hậu so với các nước trong khu vực. Sau khi chúng ta đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô thì cần phải tăng tốc phát triển. Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, với Việt Nam tăng trưởng có nhiều ý nghĩa như tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo việc làm, thu ngân sách để chi đầu tư, an sinh xã hội. Tất cả những vấn đề này góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg giao các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, đồng thời yêu cầu phải nỗ lực và quyết tâm tối đa thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Theo đó, các giải pháp nhanh để thúc đẩy tăng trưởng đã được Chính phủ đề cập tới như rà soát các dự án, DN thua lỗ đang tồn đọng thuộc Bộ Công Thương, đề xuất phương án xử lý để sớm tái khởi động, nâng cao hiệu quả các dự án này trong năm 2017; điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017 lên 1 triệu tấn trên cơ sở hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn khai thác mỏ và bảo vệ môi trường…

Tăng trưởng phải bền vững

Đánh giá về quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là khó khăn, nhưng bản thân Quốc hội, Chính phủ nhận thấy năm 2017 có những điều kiện thuận lợi hơn so với 2016. Vấn đề là hiện chỉ còn 7 tháng nữa là kết thúc năm 2017, vì thế các bộ, ngành phải thực hiện các biện pháp một cách mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả hơn. Về vấn đề có nên quyết tâm đạt tăng trưởng cao khi có nhiều khó khăn, ông Phúc cho rằng, hiện nay quy mô nền kinh tế của chúng ta còn thấp, do đó, không thể nói không cần tăng trưởng nhanh. Ông Phúc nhấn mạnh, tốc độ tăng trưởng cũng là chỉ tiêu quan trọng và chỉ tiêu này tác động đến thu ngân sách, công ăn việc làm, quy mô nền kinh tế và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác, song chuyên gia này cũng khẳng định không nên tăng trưởng bằng mọi giá mà quan trọng là phải nằm ở chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả, có sức cạnh tranh.

Dưới góc nhìn lạc quan, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, để đạt được mục tiêu GDP tăng 6,7% thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Cụ thể, năm 2017 kinh tế thế giới tăng trưởng khá hơn, điều này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, đầu tư công mới giải ngân 20%, do đó chỉ cần có giải pháp tăng tốc giải ngân nguồn vốn này thì sẽ tác động tới tăng trưởng GDP. Chưa kể, khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển dưới tiềm năng, nếu cả 3 khu vực kinh tế được phát triển bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nhấn mạnh, dù không phải là quá khó để đạt mục tiêu nhưng khó khăn là ở chỗ động lực tăng trưởng là từ đâu, kinh tế tư nhân hay khu vực FDI, cái này cần xác định rõ. Hơn nữa, khi tăng trưởng mà phải tăng đầu tư công thì sẽ làm tăng thêm nợ công, thêm thất thoát, tham nhũng, lãng phí, kém hiệu quả. “Liệu chúng ta có chấp nhận trả giá cho việc đạt được mục tiêu tăng trưởng hay không và có sự chuẩn đến đâu để xử lý những mặt trái của tăng trưởng này?”, ông Phong đặt câu hỏi.

Tăng đầu tư công cũng là giải pháp được tính tới, về giải pháp này, ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng phải kiểm soát được hiệu quả và sự thất thoát. “Thất thoát, lãng phí trong nền kinh tế cực kỳ lớn, nếu giảm được thất thoát thì đây chính là nền tảng tăng trưởng. Nếu tăng trưởng 6,7% mà chúng ta thất thoát lớn thì không thể gọi là chất lượng được”, ông Phúc nói.

Liên quan đến giải pháp khai thác 1 triệu tấn dầu thô, ông Phúc cho rằng nếu theo dõi Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội các khóa trước sẽ thấy, Quốc hội đều đặt câu hỏi cho Chính phủ ở chỗ, cứ mỗi lần khó khăn thì chúng ta lại đặt vấn đề khai thác thêm dầu thô để thúc đẩy tăng trưởng, điều này là không nên. “Khai thác khoáng sản thô để tăng trưởng chỉ là giải pháp tình thế, bắt buộc phải làm, không phải là giải pháp bền vững. Bên cạnh đó, quan trọng là vấn đề thời điểm, nếu khai thác vào thời điểm giá dầu tăng lên thì có lợi nhưng giá dầu thấp thì phải tính toán”, ông Phúc nói. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, tăng trưởng thực sự chính là ở các DN và giải pháp căn cơ phải là tạo mọi điều kiện để DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các chính sách phải kịp thời cụ thể hóa để tạo điều kiện cho DN phát triển, số DN rời khỏi thị trường phải giảm đi.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, Chính phủ đang đứng trước bài toán khó khăn là làm sao đạt được tăng trưởng 6,7%, muốn vậy cần có chương trình hành động cụ thể, đặc biệt là chương trình hỗ trợ DN, kiểm soát đầu tư công hiệu quả, rà soát các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn về giao thông, nơi thường có thất thoát lớn. Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, con số tăng trưởng là quan trọng để đo lường mức độ tăng trưởng, nhưng đó chỉ mới là về định lượng, còn về định tính thì chưa hẳn, do đó tăng trưởng GDP 6,7% phải gắn với chất lượng, sản phẩm phải cạnh tranh và phải đi đôi với an sinh xã hội... Giả sử nếu không đạt được con số 6,7% nhưng chất lượng tốt, an sinh xã hội cho người dân, uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới được đảm bảo thì vẫn chấp nhận được.

顶: 1796踩: 2939