【bd bxh hang nhat anh】Trách nhiệm của chủ hụi và đôi đều suy nghĩ

BPO - Những năm gần đây,ệmcủachủhụivagraveđocirciđềusuynghĩbd bxh hang nhat anh tình trạng “vỡ hụi”, “bể hụi”, “giật hụi” thường xuyên xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung và ở Bình Phước nói riêng. Chỉ bằng niềm tin, người ta sẵn sàng cho một cá nhân nào đó vay một khoản tiền với mức lãi suất cao, có thể tính lãi theo ngày, theo tuần, theo tháng tùy theo tỏa thuận. Thực tế đã có rất nhiều chủ hụi, gom tiền của dân rồi bỏ trốn, hoặc tuyên bố vỡ nợ.  Hậu quả của các vụ này là hàng chục, thậm chí là hành trăm gia đình cả đời “một nắng hai sương” tảo tần gom góp được chút của cải bỗng chốc trắng tay bởi cái vỏ bọc chủ cây xăng, có nhà lầu, xe hơi,... của kẻ lừa đảo.

Với những chiêu gom hụi để lừa đảo này, báo chí cũng như chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng đã phản ánh, tuyên truyền rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa và thậm chí ở các thị trấn, thị xã nhưng vì nhẹ dạ cả tin hoặc vì ham lời nên ít quan tâm hay cố tình quên điều này, nên điêu đứng vì đã gom tiền cho kẻ lừa đảo. Đầu tháng 7-2014, bà Trần Thị Huệ (42 tuổi) và chồng là ông Nguyễn Văn Nghiệm (46 tuổi), thường trú ấp Hiệp Tâm, xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) tuyên bố vỡ nợ với số tiền gần 27 tỷ đồng. Điều đáng nói là cho đến nay, đã hơn 3 năm trôi qua, nhưng có hàng chục người trong dây hụi này vẫn chưa nhận lại được tiền vốn của mình, dù chỉ là một đồng.

Vậy trách nhiệm của các chủ hụi đối với con hụi được pháp luật quy định như thế nào? Trong bài viết này không ngoài mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thế nào là “họ”, “hụi”…, hình thức giao dịch và và trách nhiệm của những người là làm chủ. Trong Bộ luật Dân sự hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017, có quy định về họ, hụi, biêu, phường, như sau: Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của bộ luật này. Cũng theo quy định tại bộ luật này, Nhà nước nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Về nghĩa vụ của chủ hụi, họ hay người được ủy quyền cầm giữ tiền họ, hụi là “giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ”, đã được quy định cụ thể tại Điều 15 trong Nghị định 144/2006/NĐ-CP, như sau: Lập và giữ sổ họ và các giấy tờ liên quan đến họ. Thu phần họ của các thành viên. Giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ. Nộp thay phần họ của thành viên trong trường hợp có thỏa thuận nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ. Cho các thành viên xem sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến họ khi có yêu cầu. Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định như trên thì người chủ họ có trách nhiệm gom các phần họ của các thành viên để giao cho người được lĩnh họ. Nếu có thành viên nào đó trong họ vì lý do nào đó và thậm chí ngay cả trong trường hợp cố tình không đóng phần họ cho người khác, thì người chủ họ phải có trách nhiệm đóng phần họ này cho người được lĩnh họ. Tức là người chủ họ phải chịu trách nhiệm bồi thường phần họ mà có thành viên không đóng, nói cách khác là phải bồi thường thiệt hại cho thành viên được lĩnh họ, do có người không đóng họ. Đồng thời, người chủ họ còn phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ. Thế nhưng, việc này chỉ thực hiện được khi các thành viên trong họ đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.

Tuy nhiên, trong thực tên sau mỗi lần bể hụi, vỡ hụi ở đâu đó thì người thiệt thòi nhất vẫn là các thành viên và đặc biệt là thành viên chưa được lĩnh họ. Vì thế, để ngăn chặn tình trạng và theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp, “người cầm tiền có thể là chủ họ đã cầm toàn bộ số tiền của những người tham gia bỏ trốn”, thì ngoài trách nhiệm pháp lý mà người đó phải gánh chịu trước cơ quan Nhà nước, đối với những thành viên tham gia họ, thì những tài sản thu được của chủ họ hay người cầm tiền đã bỏ trốn sẽ được xử lý và trả cho các thành viên có quyền lĩnh họ, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nếu số tài sản thu được không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì giá trị tài sản thu được sẽ trả cho người có quyền lĩnh họ theo tỷ lệ phần tiền đã góp trên tổng số tiền mà các thành viên đã nộp trong một kỳ mở họ; phần không trả đủ sẽ bị coi là rủi ro của những người tham gia.

Bản chất của hụi hay họ ban đầu là sự tự nguyện của các thành viên, với mục đích tương trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Nhưng trong xã hội có bao giờ hết người tham tham, vì thế mới dẫn đến tình trạng vỡ hụi, vỡ họ, giật hụi,… Để tránh bị rủi ro như đã phân tích ở trên và không bị mất tiền oan ức, thì các thành viên trước khi tham gia họ cần tìm hiểu kỹ về pháp luật, đồng thời có sự thỏa thuận về các điều kiện bằng văn bản cụ thể. Văn bản này mỗi người giữ một bản và người chủ hụi nếu có hưởng lãi suất, thì bắt buộc họ phải có tài sản để bảo đảm.

NV

World Cup
上一篇:Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
下一篇:Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?