【bảng tỷ số】Ký kết RCEP: Một bước tiến lớn của thế giới tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế hậu Covid
Ký kết thành công RCEP: Điểm nhấn của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 |
Hiệp định RCEP cũng sẽ mở ra trang mới cho sự kết nối và lưu chuyển thương mại hàng hóa và dịch vụ,ýkếtRCEPMộtbướctiếnlớncủathếgiớitạođộnglựcmớichophụchồikinhtếhậbảng tỷ số đồng thời bao gồm các biện pháp bảo vệ trong các lĩnh vực như thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ. Các quốc gia tham gia RCEP chiếm tới 30% nền kinh tế toàn cầu và một phần ba dân số thế giới.
Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại vào thời điểm chủ nghĩa đa phương đang mất dần chỗ đứng, Hiệp định RCEP như một điểm sáng, một bước tiến lớn của thế giới, báo hiệu cam kết tập thể của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc duy trì chuỗi cung ứng mở và kết nối, cũng như thúc đẩy thương mại tự do hơn và sự phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn, đặc biệt là khi đối mặt với Covid-19.
Sự đa dạng của các nước tham gia RCEP cho thấy cách các nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển khác nhau có thể xích lại gần nhau và đóng góp vào sự phát triển của nhau, cũng như cho hệ thống thương mại đa phương. Chính sự đa dạng này và mối liên kết chặt chẽ giữa các nước tham gia với Mỹ, châu Âu và phần còn lại của thế giới, cũng phản ánh tính bao trùm và cởi mở của hiệp định RCEP.
Với những ý nghĩa quan trọng đó, các nước thành viên RCEP đều hy vọng rằng Ấn Độ sẽ có thể tham gia RCEP trong tương lai để thỏa thuận này sẽ "phản ánh đầy đủ các mô hình hội nhập và hợp tác khu vực đang nổi lên ở châu Á".
Tháng 11 năm ngoái, Ấn Độ đã tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP do lo ngại về mất cân bằng thương mại. Một số nhà lãnh đạo ASEAN khi đó đã khẳng định rằng cánh cửa sẽ vẫn mở cho Ấn Độ tham gia thỏa thuận thương mại này. RCEP được xây dựng dựa trên các hiệp định thương mại tự do hiện có giữa các nước ASEAN và năm nước đối tác đối thoại, gọi là các FTA ASEAN+1. Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất sáu quốc gia ASEAN và ba nước đối tác phê chuẩn hiệp định. Trong số những lợi ích chính của hiệp định bao gồm việc loại bỏ thuế quan đối với ít nhất 92% hàng hóa giao dịch giữa các nước tham gia, với việc tiếp cận thị trường ưu đãi hơn cho hàng xuất khẩu của các nước.
Luồng hàng hóa cũng sẽ được lưu chuyển nhanh hơn giữa các quốc gia, với các thủ tục hải quan được đơn giản hóa và tăng cường các điều khoản tạo thuận lợi thương mại. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thể cung cấp dịch vụ ở các nước tham gia RCEP với tư cách là nhà cung cấp nước ngoài, với việc tăng giới hạn sở hữu cổ phần nước ngoài đối với ít nhất 50 phân ngành bao gồm dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ viễn thông và tài chính. Các doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng điều đỉnh và hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực hơn khi RCEP thiết lập một bộ quy tắc thương mại chung. Các lĩnh vực phi truyền thống không có trong một số hiệp định hiện có, chẳng hạn như thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh và sở hữu trí tuệ, cũng được đưa vào RCEP.
Theo cam kết của RCEP, dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng sẽ được bảo vệ khi mua sắm hoặc thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong khi chữ ký và giao dịch điện tử sẽ được chấp nhận nhiều hơn ở các quốc gia tham gia. Hiệp định cũng quy định việc tăng cường bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, các doanh nghiệp sẽ chỉ cần nộp một đơn đăng ký bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu duy nhất có thể áp dụng ở nhiều quốc gia. Các nước tham gia RCEP cũng đã đồng ý công bố luật, quy định và thủ tục liên quan đến mua sắm chính phủ và các cơ hội đấu thầu - một lĩnh vực hợp tác mới không có trong bất kỳ hiệp định ASEAN hiện có nào. Điều này sẽ cho phép các doanh nghiệp minh bạch hơn trong việc theo đuổi các cơ hội mua sắm chính phủ trong khu vực.
Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đã khẳng định, RCEP sẽ đảm bảo rằng các thị trường luôn mở, đồng thời mang lại sự chắc chắn và ổn định cần thiết cho các doanh nghiệp khi ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19. Một trong những bài học kinh nghiệm từ Covid-19 là sự cần thiết phải cải thiện khả năng phục hồi kinh tế và tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, trong số đó, có thể được thực hiện bằng cách giữ cho thị trường mở và đảm bảo dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là đối với những mặt hàng được coi là thiết yếu. Và RCEP được ký kết sẽ hỗ trợ tích cực cho những mục tiêu này.
Việc ký kết Hiệp định RCEP vào thời điểm thế giới đang đứng trước một thách thức chưa từng có do Covid-19 mang lại là một minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của khu vực đối với chủ nghĩa đa phương mở, bao trùm và dựa trên luật lệ cũng như sự tự tin về đóng góp của thương mại cho các nỗ lực phục hồi sau đại dịch.
下一篇:Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
相关文章:
- Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa khiến 90 người bị thương
- Chứng khoán 6/2: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào thị trường
- Lời nguyện cho Công chúa Quy Đức
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Thành phố quy tụ nhiều triệu phú nhất thế giới
- Nhiều cơ hội hơn cho thị trường chứng khoán 2014
- Cửa biển Tư Hiền, nơi công chúa Huyền Trân bái vọng
- Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- Binh sĩ Mỹ bị bắt giữ ở Nga
相关推荐:
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Dự báo giá tiêu ngày mai (4/10/2024): Có thể tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế
- Văn hoá Huế trong “Baekje – Giấc mơ từ 700 năm”
- Khu phố cổ Huế Cầu Gia Hội
- Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- Cuộc du xuân của vua Đồng Khánh
- Chứng khoán biến động trái chiều trước buổi điều trần của tân Chủ tịch FED
- Đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh cho khu lăng mộ và phủ thờ Diên Khánh Vương
- Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- Bắt vụ vận chuyển thuốc lậu với số lượng cực lớn
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025