【trận đấu olympique lyonnais gặp psg】Thị trường đảo chiều phục hồi, thanh khoản tụt giảm mạnh
Chứng khoán, bất động sản “cầm trịch”
Đợt phục hồi chỉ thực sự tích cực trong buổi chiều, thậm chí mãi đến sát giờ đóng cửa, VN-Index mới chính thức vượt qua được mức 590 điểm, đóng cửa ở 590,14 điểm, tăng nhẹ 0,35% so với tham chiếu. Thị trường có phiên phục hồi là biểu hiện tích cực, nhưng rõ ràng so với mức giảm 2,3% hôm qua, nỗ lực hôm nay vẫn chỉ như “muối bỏ biển” mà thôi.
Vẫn chưa có sự đồng thuận thực sự ở các cổ phiếu lớn là nguyên nhân chính khiến VN-Index không bứt phá được. GAS, VNM, VCB cố gắng lắm cũng mới dừng lại được ở tham chiếu, trong khi MSN giảm 0,51%. VIC là cổ phiếu trụ duy nhất tăng 1,36%. BVH tăng nhẹ 0,22% nhưng DPM giảm 0,46%.
Điểm lạc quan trong số các blue-chips của HSX hôm nay là đà tăng lấn át mặc dù tập trung ở các mã vốn hóa tầm trung nhiều hơn: HSG tăng 5,77%, SSI tăng 1,79%, HAG tăng 2,16%, HPG tăng 1,94%, PVD tăng 2,53%... 15/30 cổ phiếu trong rổ HSX30 tăng giá đã đẩy chỉ số của rổ này tăng 0,76%, mạnh hơn VN-Index.
Trên sàn HNX, các cổ phiếu lớn cũng giao dịch khá tích cực, giúp chỉ số của rổ HNX30 tăng 0,26% trong khi HNX-Index lại giảm 0,27%. SHB là cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất tới HNX-Index khi giảm 2,59%. Cổ phiếu này bị hạn chế mức độ vốn hóa khi tính vào rổ HNX30 nên tác động cũng giảm bớt. Đó là nguyên nhân chính khiến HNX30-Index tăng mạnh hơn HNX-Index.
Nhóm cổ phiếu trong HNX30 cũng đạt được mức tăng khá tích cực. 13/30 cổ phiếu ở rổ này tăng, trong đó nhóm cổ phiếu chứng khoán như VND, BVS, KLS, SHS tăng tốt.
Hai nhóm cổ phiếu có mặt bằng giá nổi trội trong phiên hôm nay ở hai sàn là chứng khoán và bất động sản. Trên sàn HSX, SSI và HCM tăng mạnh và đồng loạt các cổ phiếu chứng khoán ở HNX cũng rất khá.
Các cổ phiếu bất động sản như FLC, HAR, DXG, CII, VIC, TDH… cũng tăng tốt hơn mặt bằng thị trường.
Hai nhóm cổ phiếu này có sức bật khá hơn cả xuất phát từ những kỳ vọng về kết quả kinh doanh. Các cổ phiếu bất động sản được cho là sẽ hưởng lợi từ các gói hỗ trợ vốn vừa được công bố, trong khi các cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi từ mức tăng trưởng của thị trường cũng như thanh khoản hàng ngày rất cao.
Nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tin tưởng vào khả năng đi tiếp của thị trường nên vẫn ngần ngại mua vào. Quy mô giao dịch vì vậy xuống thấp nhất trong 10 phiên.
Đã có một bộ phận nhà đầu tư thực hiện bắt đáy trong phiên hôm nay nhưng mức độ còn dè dặt. |
Cổ phiếu nóng tiếp tục “nguội”
Thị trường hôm nay cho thấy sự phân hóa đáng kể giữa các nhóm cổ phiếu. Các chỉ số giá theo nhóm của hai sàn thể hiện xu hướng mạnh hơn ở những mã vốn hóa lớn. HSX30 và HNX30 như ở trên, đạt mức tăng điểm tốt. Trong khi đó, chỉ số dành cho nhóm vốn hóa nhỏ ở HSX gần như đứng im, chỉ tăng 0,09%. Chỉ số tương tự trên HNX thậm chí giảm 0,23%.
Một số khá lớn các cổ phiếu đầu cơ nhỏ tiếp tục giảm sàn hôm nay, không thể đạt được mức phục hồi như phần còn lại của thị trường. Giao dịch rất kém xuất hiện tại NVN, GTT, PTL, DRH, CCL, DCT, PXL, VOS, LCM, PXI. Trên HNX thậm chí hàng loạt mã tiếp tục giảm sàn như CVN, KHL, VPC, PVR, HHL, PFL, APG, PVV…
Các cổ phiếu đầu cơ nhỏ một mặt đã tăng quá nóng thời gian qua nên áp lự chốt lời còn rất cao. Mặt khác, khi thị trường điều chỉnh và xu thế còn chưa rõ ràng, các mã này có rủi ro cao hơn blue-chips do sức đề kháng rất kém, chủ yếu do dòng vốn ít, thanh khoản đuối.
Thanh khoản sụt giảm, khối ngoại lại bán ròng
Nhà đầu tư đã tỏ ra rất thận trọng trong phiên phục hồi hôm nay mà biểu hiện trực tiếp là thanh khoản không tích cực. Thông thường sau một phiên sụt giảm mạnh như hôm qua, thị trường sẽ có phiên đảo chiều tăng trở lại. Trong tháng 2 và đầu tháng 3, thị trường đã có vài phiên lặp lại như vậy.
Thanh khoản sụt giảm trong các phiên phục hồi xuất phát từ sự nghi ngờ vào xu hướng. Nhà đầu tư bán ra hôm qua khó có thể quay lại mua ngay lập tức trong phiên hôm nay, ngay cả khi giá đã tăng trở lại. Nhà đầu tư bắt đáy cũng đánh giá xu thế một cách cẩn trọng và chỉ bỏ một lượng vốn nhất định để mua thăm dò.
Tổng khối lượng khớp lệnh hôm nay sụt giảm khoảng 42% so với phiên kỷ lục hôm qua và cũng giảm gần 40% so với phiên ngày 25/3. Tổng giá trị khớp lệnh cũng lùi xuống mức 3.258,6 tỷ đồng, kém xa các phiên đầu tuần và giảm 43% so với phiên liền trước.
Một động thái khá bất ngờ, là nhà đầu tư nước ngoài hôm nay lại quay về trạng thái bán ròng. Sàn HSX vẫn chứng kiến vài giao dịch mua lớn như tại HPG, PVD, HSG nhưng bán ra còn lớn hơn tại BVH, DPM, MSN, VCB, VIC, DCL. Ở sàn này, khối ngoại xả ròng 36,4 tỷ đồng qua khớp lệnh và 57,2 tỷ đồng qua thỏa thuận. Mức bán ròng thỏa thuận lớn nhất là VCF với 63,3 tỷ đồng.
Tại HNX, tổng mức bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 14,2 tỷ đồng. SHB, PVS, HPC là những mã bị xả ròng lớn nhất còn mua ròng thuộc về VCG.
Một dấu hiệu cần phải chú ý là hôm qua (26/3) trên thị trường chứng khoán quốc tế, chứng chỉ quỹ VNM giảm tới 2,85%, khiến mức chênh lệch giữa thị giá và giá trị tài sản ròng của quỹ này thành -1,44%. Đây là lần đầu tiên trong năm nay, chứng chỉ quỹ VNM bị discount (chênh lệch âm), đồng nghĩa với có khả năng sẽ bị nhà đầu tư rút vốn. Khi quỹ này bị rút vốn thì tương ứng sẽ là bán ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khánh Nhi