TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàbóng tối nayo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, có địa bàn hoạt động ở Biển Đông, được ưu tiên bổ sung nhiều tàu khu trục và tàu ngầm tối tân. Từ đầu năm đến nay, hạm đội này đã được bổ sung ít nhất 6 chiến hạm. Đáng chú ý nhất là tàu khu trục Type 052D thứ 4 mang tên Ngân Xuyên được đưa vào biên chế ngay trong ngày Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan công bố phán quyết về vụ kiện Biển Đông.
Trung Quốc đang dốc sức trang bị vũ khí cho Hạm đội Nam Hải trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang ‘tăng nhiệt’
Tàu Type 052D là khu trục hạm tối tân của Trung Quốc, có hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, sở hữu tên lửa siêu thanh YJ-18, vốn được thiết kế để phá hủy các khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis của Mỹ. Trung Quốc có kế hoạch đóng 12 khu trục hạm Type 052D cho 3 hạm đội, nhưng đến nay chỉ có Hạm đội Nam Hải nhận được loại tàu này.
Bên cạnh đó, hiện chỉ Hạm đội Nam Hải vận hành 2 tàu khu trục tên lửa đa nhiệm tàng hình Type 052B. Đây được cho là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có khả năng phòng không, được trang bị 16 tên lửa chống hạm YJ-83, với tầm bắn 180 km. Ngày 15/7 vừa qua, Hạm đội Nam Hải đưa vào biên chế cùng lúc 2 tàu tiếp tế tổng hợp Type 903A mang tên Hồng Hồ và Lạc Mã dài 178,5 m, rộng 24,8 m, với độ choán nước 23.000 tấn.
Trước đó vào ngày 8/6, hạm đội này nhận chiếc khinh hạm tàng hình Type 056A thứ 4, mang tên Khúc Tĩnh, sau khi nhận chiếc thứ 2 và 3 trong 2 tháng đầu năm. Tàu Khúc Tĩnh sẽ thực hiện nhiều hoạt động như tuần tra, chống tàu ngầm, tác chiến trên biển. Với con số nói trên, Hạm đội Nam Hải trở thành lực lượng vận hành nhiều chiếc Type 056A nhất, kế đến là Hạm đội Đông Hải (2 chiếc) và Hạm đội Bắc Hải (1 chiếc).
Ngoài ra, hiện nay chỉ có Hạm đội Nam Hải được trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo có thể gắn đầu đạn hạt nhân (SSBN) Type 094, với 4 chiếc, mỗi chiếc có thể được trang bị 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có tầm bắn 7.000 - 8.000 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Chưa hết, Hạm đội Nam Hải cũng là hạm đội đầu tiên của hải quân Trung Quốc được trang bị tàu đổ bộ Type 071, nhận 3 chiếc từ năm 2007 - 2012. Như vậy đến nay, Hạm đội Nam Hải được cho là có tổng cộng gần 120 tàu, gồm 12 khu trục hạm tên lửa, 31 tàu hộ vệ/khinh hạm tên lửa, 27 tàu ngầm, trong đó có 10 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, 23 tàu đổ bộ, 14 tàu quét thủy lôi, 7 tàu tiếp tế tổng hợp, 1 tàu do thám, 2 tàu thí nghiệm, 1 tàu cứu hộ viễn dương và 1 tàu lặn, theo Sina.
Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp phán quyết của PCA
Lý do Trung Quốc ưu tiên trang bị vũ khí tiên tiến cho Hạm đội Nam Hải được cho là nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng quân sự. Nhà bình luận quân sự ở Bắc Kinh Tống Trung Bình khẳng định với tờ South China Morning Post (SCMP): “Dù phán quyết của Tòa trọng tài quy định như thế nào đi nữa, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tham vọng biển của mình ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)”.
Ông Tống còn cho rằng mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là thiết lập một lực lượng hải quân có khả năng thật sự cho việc hoạt động ở vùng biển xa với tầm vươn ra toàn cầu và nước này đang bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ra ngoài khu vực.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, ASEAN hôm qua không đạt được đồng thuận về cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, dù đã trải qua các vòng đàm phán chính thức và không chính thức.
Theo đó, các ngoại trưởng của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm qua thảo luận vài giờ trong ba phiên làm việc, bao gồm cả bữa ăn trưa, nhưng vẫn bế tắc vì Campuchia không muốn Trung Quốc bị chỉ trích, AP dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết.
Sau khi kết thúc các vòng đàm phán đầu tiên, các nước hôm qua chỉ đưa ra một thông cáo báo chí rằng các bộ trưởng có "trao đổi quan điểm thẳng thắn và xây dựng về các vấn đề khu vực và quốc tế", cũng như tình hình ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
Sau đó, các ngoại trưởng nghỉ để ăn trưa và tiến hành một cuộc họp kín và bớt nghiêm trang hơn. Không rõ liệu họ có đạt được bất kỳ tiến bộ nào không, vì phần nhiều các bộ trưởng đi ra và không nói gì với phóng viên. Không có tuyên bố nào được đưa ra.
Giống như tất cả cuộc họp ASEAN khác, hội nghị ngoại trưởng có truyền thống đưa ra thông cáo chung. Nhưng điểm đáng chú ý là liệu họ có đề cập đến tình hình Biển Đông trong tuyên bố đó không.
Trong khi đó, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN vẫn đang bế tắc về vấn đề Biển Đông
Theo nguyên tắc của ASEAN, quyết định phải đạt được sự đồng thuận, có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền phủ quyết các đề xuất. Theo AP, lần này, Campuchia đã sử dụng quyền phủ quyết của mình. Năm 2012, Campuchia cũng từng ngăn ASEAN đề cập đến tranh chấp Biển Đông, khiến hội nghị ngoại trưởng lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung.
Các nhà ngoại giao giấu tên cho biết dự thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN năm nay vẫn để trống ở dưới mục Biển Đông, cho đến khi khối đạt được sự đồng thuận. Được biết các cuộc đàm phán hôm qua được thiết kế để bàn luận về chủ nghĩa khủng bố, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh, tác động của việc Anh chọn rời Liên minh châu Âu và các vấn đề khác.
Tuy nhiên tất cả điều này bị lu mờ bởi phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Tòa Trọng tài ra phán quyết rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Góc khuất ít ai ngờ ẩn sau vẻ hào nhoáng của quán bar lớn nhất Cà Mau(VietQ.vn) - Đột kích quán bar Thiên Văn Gossip lớn nhất Cà Mau, lực lượng chức năng phát hiện nhiều thanh niên có biểu hiện sử dụng ma túy.