当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bóng da.wap】Diễn biến xuất khẩu các nhóm hàng chủ lực 11 tháng

dien bien xuat khau cac nhom hang chu luc 11 thang

10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất trong 11 tháng/2018. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Trong đó,ễnbiếnxuấtkhẩucácnhómhàngchủlựcthábóng da.wap các nhóm hàng tăng trưởng mạnh có thể kể đến như: Điện thoại các loại và linh kiện; dệt may; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện…

Chi tiết về diễn biến xuất khẩu các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực 11 tháng qua vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy nhiều thông tin đáng chú ý.

Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, trị giá xuất khẩu 11 tháng đạt 46,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường: Liên minh châu Âu (EU 28 nước) 12,7 tỷ USD, tăng 12,5%; Trung Quốc với 8,4 tỷ USD, tăng 53,5%; Hoa Kỳ với 5,2 tỷ USD, tăng 47,1%; Hàn Quốc: 4,14 tỷ USD, tăng 13,1%; Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất 3,64 tỷ USD, giảm 1,5%... so với cùng kỳ 2017.

Hàng dệt may kim ngạch đạt 27,7 tỷ USD, tăng 17,1%, tương ứng tăng 4,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất đạt 12,45 tỷ USD, tăng 11,8% và chiếm tỷ trọng 45%; thị trường EU đạt 3,78 tỷ USD, tăng 11,5%; thị trường Nhật Bản đạt 3,48 tỷ USD, tăng 24,3%; thị trường Hàn Quốc đạt 3,05 tỷ USD, tăng 24,7%…

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 26,9 tỷ USD, tăng 13,6% (tương đương tăng 3,23 tỷ USD).

Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam là Trung Quốc đạt 7,66 tỷ USD, tăng 23,9%; thị trường EU đạt 5,06 tỷ USD, tăng 19,5%; Hoa Kỳ đạt 2,64 tỷ USD, giảm 17,3%; Hàn Quốc với 2,3 tỷ USD, tăng 40,1%…

Nhóm hàng nông sản (gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 16,38 tỷ USD, tăng nhẹ 1,1%.

Hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc đạt 5,85 tỷ USD, giảm 2,6%; EU đạt 2,49 tỷ USD, giảm 6,9%; ASEAN đạt 2,01 tỷ USD, tăng 31,6%; Hoa Kỳ đạt 1,78 tỷ USD, giảm 4,6%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 15,13 tỷ USD, tăng 28,6%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 3,08 tỷ USD, tăng 39%; EU (28 nước) đạt 2,07 tỷ USD, tăng 23,1%; Nhật Bản 1,69 tỷ USD tăng 8,1%; Ấn Độ 1,63 tỷ USD, tăng gấp 5,5 lần…

Giày dép các loại đạt 14,65 tỷ USD, tăng 10,9%. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với trị giá 5,26 tỷ USD, tăng 14,5%; EU đạt 4,25 tỷ USD, tăng nhẹ 1,6%; Trung Quốc đạt 1,35 tỷ USD, tăng 30,2%; Nhật Bản đạt 767 triệu USD, tăng 14,1%…

Hàng thủy sản đạt 8,03 tỷ USD, tăng 6%. Thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,48 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 1,35 tỷ USD, tăng 1,8%; Nhật Bản đạt 1,27 tỷ USD, tăng 6,9%...

Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,05 tỷ USD, tăng 16%. Thị trường Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất với mặt hàng này, kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD, tăng 18,4%; Nhật Bản với 1,04 tỷ USD, tăng 12%; Trung Quốc với hơn 1 tỷ USD, tăng 3,9%...

Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 7,3 tỷ USD, tăng 14,3%. Thị trường lớn nhất của mặt hàng này là Nhật Bản với trị giá đạt 2,26 tỷ USD, tăng 14,7%; Hoa Kỳ đạt 1,19 tỷ USD, tăng 10,6%; Singapore đạt trị giá 382 triệu USD, tăng 77,1%; Thái Lan đạt 351 triệu USD, tăng 16%...

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 4,78 tỷ USD, tăng 44,4%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 2,53 tỷ USD, tăng 43,4%; Hồng Kông đạt 1,19 tỷ USD, tăng 30,2%; Hàn Quốc đạt 317 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần.

Sắt thép các loại đạt 5,78 triệu tấn, trị giá 4,21 tỷ USD, tăng 36,4% về lượng và tăng 49,6% về trị giá.

Tính theo thị trường thì Campuchia là nhà nhập khẩu thép lớn nhất với 1,24 triệu tấn, tăng 53,2%; Hoa Kỳ đạt 877 nghìn tấn, tăng 86%; Indonesia đạt 611 nghìn tấn, tăng 12,8%; Malaysia đạt 562 nghìn tấn, tăng 58,8%; EU đạt 475 nghìn tấn, tăng 13%...

分享到: