Cát nhiễm mặn là loại cát được khai thác ở cửa sông hay cửa biển. Loại cát này có tính kiềm cao và là tác nhân chính tạo ra những rủi ro cho tường nhà. Thông thường cát sử dụng cho mục đích xây dựng được khai thác ở lòng sông,ểmsoátcáchàmlượngvàchấtlượngcátnhiễmmặnlàmbêtôngvàvữatheotiêuchuẩkết quả vđqg argentina suối, tuy nhiên hiện nay khá nhiều lò khai thác cát đã trộn lẫn 2 loại cát này nhằm tăng lợi nhuận lên mức cao nhất. Việc sử dụng cát bê tông nhiễm mặn kém chất lượng có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn bởi cát mặn chứa ion clo có thể ăn mòn cốt thép sau này, ảnh hưởng đến độ bền của công trình. Cát nhiễm mặn còn chứa nhiều tạp chất. Trong thực tế, các tạp chất thường là bùn, bụi, tạp hữu cơ. Nếu cát chứa chất clo (muối) có thể gây rỉ sét thép, làm giảm sức bền công trình, tạo ra nứt, gãy công trình sau thời gian dài sử dụng. Nếu dùng cát bẩn xây trát sẽ làm cho bề mặt tường bị rêu mốc, sần sùi; sử dụng cát chứa tạp chất hữu cơ có thể làm giảm cường độ của bê tông, vữa và tạo ra chất làm loang lổ bề mặt tường. Ngoài ra, nếu dùng cát bẩn còn gây ra hiện tượng sùi ở chân tường hoặc ngấm nước. Nếu là silic vô định hình có thể gây ra tác hại sau khoảng 20 - 30 năm. Tường bị phá vỡ bê tông từ bên trong. Cần khẳng định rằng, công nghệ lọc hút cát thô sơ không thể loại bỏ được tạp chất lẫn trong cát. Trong thực tế, hầu hết lò khai thác cát đều bán trực tiếp loại cát này ra ngoài thị trường mà không qua sàng lọc nào. Do đó trong quá trình khai thác và sử dụng cát nhiễm mặn để chế tạo làm bê tông và vữa nên kiểm soát hàm lượng và chất lượng cát theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13754:2023. Cát nhiễm mặn chứa nhiều tạp chất cần kiểm soát hàm lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn khi sử dụng làm bê tông, vữa xây dựng. (Ảnh minh họa)
|