当前位置:首页 > World Cup

【bóng đa hom nay】Đầu tư xây dựng: Nhiều vướng mắc dẫn tới nợ đọng kéo dài

dau tu xay dung nhieu vuong mac dan toi no dong keo dai

Cần đối thoại trực tiếp với các đối tượng chịu tác động trực tiếp của các quy định về đầu tư xây dựng nhằm tháo gỡ vướng mắc. Ảnh: H.ANH.

Thời gian quyết toán kéo dài

Ông Trần Ngọc Hùng,ĐầutưxâydựngNhiềuvướngmắcdẫntớinợđọngkéodàbóng đa hom nay Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam:

Cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có tác dụng quyết định đến chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư hiện đang chiếm tỷ trọng 30 – 35% GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế nhìn chung hiệu quả đầu tư còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR (Incremantal Capital – Output Ratio) còn rất cao so với các nước trong khu vực và thế giới. Tình trạng lãng phí thất thoát còn rất lớn, nhiều cơ chế chính sách chưa phù hợp, chưa phát huy được hết sức mạnh của xã hội, của thị trường. Thủ tục hành chính còn rườm rà, sách nhiễu gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay hoạt động đầu tư xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 Luật và rất nhiều Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn các bộ, ngành và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật từ khâu xác định chủ trương đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư xây dựng và kết thúc đầu tư xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác.

Theo Bộ Xây dựng, các khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, quy định pháp luật tồn tại cả ở 3 giai đoạn của hoạt động đầu tư, xây dựng gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành khai thác. Cụ thể, trong giai đoạn kết thúc xây dựng dự án còn tồn tại vấn đề thời gian quyết toán vốn dự án hoàn thành của nhiều dự án bị kéo dài so với quy định. Theo đó, năm 2016, có tới 12.255 dự án vi phạm thời gian quyết toán (chiếm trên 14% dự án hoàn thành), trong đó hơn 5.400 dự án vi phạm thời gian quyết toán trên 2 năm, tăng hơn 1.100 dự án (27%) so với năm 2015. Nguyên nhân là do nhiều dự án thiếu các cơ sở pháp lý, thành phần hồ sơ chất lượng chưa đầy đủ; chủ đầu tư, ban quản lý dự án thiếu kinh nghiệm, năng lực hạn chế; quá trình thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng chưa tuân thủ chặt chẽ các thỏa thuận trong hợp đồng, pháp luật về hợp đồng xây dựng. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành còn chậm.

Cũng theo Bộ Xây dựng, năm 2016 có khoảng 9.700 dự án đã hoàn thành nộp báo cáo quyết toán nhưng chưa được phê duyệt do thành phần hồ sơ quyết toán dự án không đầy đủ; cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành bị quá tải; năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành không đáp ứng yêu cầu.

Liên quan đến khó khăn, vướng mắc trong quy định quyết toán dự án, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam cũng cho biết, về thời hạn quyết toán, Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định chủ đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 9 tháng đối với các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, 6 tháng đối với dự án nhóm B và 3 tháng đối với dự án nhóm C kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư. Tuy nhiên, qua thực tế có thể khẳng định chưa có dự án đầu tư xây dựng nào sử dụng vốn Nhà nước đáp ứng được các thời hạn quyết toán dự án nêu trên.

Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam nhấn mạnh: “Thực tế, rất nhiều dự án, kể các các dự án quan trọng Quốc gia, nhiều dự án nhóm A phải mất rất nhiều năm mới hoàn thành phê duyệt kể từ khi nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Do đó, nợ đọng xây dựng cơ bản cũng kéo dài thêm. Tình trạng này có 2 nguyên nhân chính: Các chủ thể tham gia quyết toán chưa thực sự quan tâm đúng mức, hoặc các quy định về thời gian quyết toán dự án trong văn bản quy định pháp luật chưa khả thi”. Cụ thể, thời gian quyết toán quy định trong Nghị định 32/2015/NĐ-CP là không thể thực hiện được do có rất nhiều các nội dung cần phải thực hiện, rà soát, kiểm tra chính xác trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, quy định về thời hạn trình phê duyệt quyết toán dự án sau khi bàn giao đưa vào sử dụng các công trình quan trọng quốc gia chậm nhất là 9 tháng, trong khi đó thời gian thẩm định phê duyệt theo Thông tư 09/2016 của Bộ Tài chính cần đến 7 tháng.

Cần đối thoại trực tiếp để gỡ rối

Theo Hiệp hội Tư vấn Xây dựng Việt Nam, do mục tiêu của việc quyết toán dự án đầu tư xây dựng là rất quan trọng nên cần phải quy định cụ thể hơn trong Luật Xây dựng. Các cơ quan có thẩm quyền cần thống kê thực tế, công bố thời hạn quyết toán dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả thời hạn trình và thẩm tra phê duyệt), đánh giá việc giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản sau quyết toán dự án đã hoàn thành. Qua đó, đánh giá các nguyên nhân thực chất, nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách về thời hạn quyết toán, về cách thức quyết toán sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đề ra.

Liên quan tới vướng mắc từ phân loại nguồn vốn, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho biết, thực tế có nhiều vướng mắc trong quản lý các dự án có nguồn vốn khác nhau. Cụ thể, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN quy định không rõ ràng, không thống nhất về phạm vi, nội hàm của các khái niệm “dự án đầu tư”, “vốn nhà nước”, “đầu tư kinh doanh”, gây khó cho DN trong việc áp dụng luật, nhất là trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Luật Xây dựng và các nghị định, thông tư có các điều khoản dẫn đến hiểu là tất cả đều là vốn ngân sách nhà nước, do đó, cần có khái niệm minh bạch về vốn nhà nước (ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước) và vốn khác. Đồng thời, cần có quy định riêng về loại hình dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) để thuận lợi cho Nhà đầu tư và cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giám sát.

Dẫn nội dung của Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, song ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho biết, Luật Đất đai khi quy định về vấn đề này lại rất “thoáng” khi quy định hầu như tất cả các dự án đều được thu hồi đất để cơ quan quản lý nhà nước có quyền giao đất, cho thuê đất không đấu giá đất dẫn đến tình trạng xin - cho dự án vào các khu đất vàng như đất công sở, nhà máy, kho tàng, khi di dời. Vì các nhà đầu tư có lợi nhuận cực lớn do chênh lệch địa tô (đền bù giá thấp và bán theo giá thị trường, không loại trừ lợi ích nhóm ở các dự án này). “Vì vậy đề nghị sửa đổi toàn bộ Điều 62 Luật Đất đai theo hướng Nhà nước chỉ thu hồi trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đất phải được đấu giá với mọi dự án phát triển kinh tế không vì mục đích quốc phòng an ninh và công trình công cộng”, ông Trần Ngọc Hùng nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản rất rộng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều luật điều. Vì vậy các bộ, ngành cần tổ chức đối thoại trực tiếp với các đối tượng chịu tác động trực tiếp các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành nhằm giải quyết một cách đầy đủ đồng bộ các kiến nghị, từ đó các cơ quan này có điều kiện giải trình, tiếp thu, xử lý, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc góp phần nâng cao hiệu quả, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng.

分享到: