Empire777

Pháp luật tài chính bao quát phạm vi rộngVới việc tiếp nhận về Bộ Tài chính các cơ quan thuộc Chính kết quả vòng sơ loại cúp c1

【kết quả vòng sơ loại cúp c1】Dấu ấn pháp luật tài chính

dau an phap luat tai chinh

Pháp luật tài chính bao quát phạm vi rộng

Với việc tiếp nhận về Bộ Tài chính các cơ quan thuộc Chính phủ là Dự trữ Nhà nước,ấuấnphápluậttàichíkết quả vòng sơ loại cúp c1 Ủy ban chứng khoán, Ban vật giá Chính phủ và Tổng cục Hải quan, hệ thống pháp luật tài chính bao quát một phạm vi rộng các quan hệ tài chính, từ ngân sách nhà nước (NSNN), tài sản công, nợ công, dự trữ quốc gia… đến thuế, hải quan, giá cả, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và dịch vụ tài chính.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của mình, hàng năm và mỗi năm, Bộ Tài chính phải nghiên cứu, soạn thảo trình Chính phủ, Quốc hội 2-3 dự án Luật; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hàng chục nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền hàng trăm thông tư hướng dẫn thực hiện.

Gần đây nhất, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2016), Quốc hội đã cho ý kiến, thông qua 16 Dự án Luật, trong đó có 7 Luật sửa đổi Luật hiện hành, 2 Luật nâng lên từ Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 7 Luật sửa đổi, bổ sung Luật hiện hành. Thực hiện nhiệm vụ được giao quy định chi tiết tại Luật, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành hơn 20 nghị định của Chính phủ và ban hành gần 100 thông tư theo thẩm quyền đảm bảo kịp thời cho việc triển khai thi hành Luật.

Ngoài đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước phát sinh, các văn bản pháp luật được ban hành còn hướng tới mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính, mà trước hết là cải cách thủ tục hành chính. Vị trí đứng thứ 2 trong 19 Bộ về chỉ số cải cách hành chính trong nhiều năm có đóng góp không nhỏ của công tác xây dựng thể chế của Bộ Tài chính. Các kết quả xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói trên hình thành nên dấu ấn pháp luật tài chính…

Thứ nhất, pháp luật về thuế cơ bản được hoàn thiện bám sát Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011-2020, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra từ thực tiễn quản lý thuế và yêu cầu của cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế.

Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế Thu nhập cá nhân; sửa đổi nâng cấp từ Pháp lệnh hoặc ban hành mới các Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế Tài nguyên, thuế môi trường, thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp,… đến nay chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về thuế với 10 sắc thuế chủ yếu, phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Các sắc thuế này đã được xây dựng và hoàn thiện theo hướng minh bạch, đơn giản, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: hình thành tỷ lệ động viên hợp lý vào ngân sách, tăng tích tụ vốn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Qua đó, tác động tích cực đến phân phối, phân phối lại các nguồn lực theo hướng công bằng và hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo nguồn lực cho NSNN, đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong động viên tài chính.

Cùng với các Luật về chính sách thuế, việc ban hành mới Luật Quản lý thuế năm 2006, sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 đã tạo điều kiện cho cải cách thủ tục hành chính thuế, giảm số giờ nộp thuế từ 537 giờ xuống còn 117 giờ, triển khai khai thuế điện tử đạt tỷ lệ 99,64 % số doanh nghiệp, đăng ký nộp thuế điện tử đạt tỷ lệ 97,82 % số doanh nghiệp và thực hiện hoàn thuế điện tử đối với một số khâu như tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả hoàn thuế tại 63 tỉnh, thành phố .

Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ pháp luật về quản lý ngân sách, quản lý nợ công, quản lý tài sản công, dự trữ quốc gia và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Luật NSNN 2015 được ban hành là một bước tiến mới trong việc thể chế hóa Điều 55 Hiến pháp 2013, đó là: ”NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định”

Về cơ bản, Luật NSNN 2015 đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách thu, chi NSNN, định mức phân bổ ngân sách, bổ sung cân đối NSNN, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp. Trung ương ban hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi ngân sách và thực hiện thống nhất trong cả nước. Các khoản thu ngân sách được quản lý tập trung tại Kho bạc Nhà nước. Các khoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có dự toán được giao và xác định theo chế độ, tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đồng bộ với Luật NSNN 2015 còn có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 (thay thế Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước ban hành năm 2008), Luật Quản lý nợ công 2017 (thay thế Luật Quản lý nợ công ban hành năm 2009). Các Luật này cùng với Luật Dự trữ quốc gia 2012, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013… đã hình thành đồng bộ pháp luật về quản lý các nguồn lực của nhà nước theo các quy định của Hiến pháp 2013. Qua đó, bảo đảm pháp lý quan trọng để các nguồn lực tài chính của đất nước được phân bổ, quản lý và sử dụng theo các ưu tiên chiến lược, bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia, gắn với quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật tài chính trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong bộ phận pháp luật này có Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh lần đầu tiên được ban hành trong năm 2014 nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Luật đã tạo cơ sở pháp lý cao cho hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Luật đã phân định và làm rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhà nước, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp. Luật cũng đã cụ thể hóa mô hình tổ chức, quản trị, giám sát đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách về thành lập, sắp xếp, tổ chức lại, giải thế DNNN, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp công ích…

Luật Giá được Quốc hội thông qua năm 2012 để thay thế cho Pháp lệnh Giá ban hành năm 2002 đã khẳng định rõ quyền tự chủ về giá, quyền cạnh tranh bình đẳng của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường; tạo lập cơ chế để giá cả phát huy tác động tích cực đối với nền kinh tế như kích thích sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Bên cạnh đó, Luật Giá cũng đã đảm bảo sự quản lý của nhà nước về giá phù hợp với vai trò, vị trí của nhà nước trong cơ chế kinh tế thị trường thông qua hoạt động điều tiết giá của nhà nước. Theo đó, nhà nước định giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng; trong những trường hợp cần thiết sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp như bình ổn giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá…

Cùng với các luật trên, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm lần đầu tiên được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 sau 10 năm thực hiện đã khắc phục được những vấn đề phát sinh với những quy định pháp lý mới phù hợp, tạo điều kiện tăng trưởng cao cho thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm.

Luật Kiểm toán độc lập là một Luật mới, được ban hành vào năm 2012 đã tạo lập khung khổ pháp lý cao cho hoạt động kiểm toán thay cho các quy định trước đó tại Nghị định của Chính phủ. Luật đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập, đảm bảo để kiểm toán thực sự là một công cụ quản lý quan trọng trong nền kinh tế; góp phần lành mạnh hóa, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu của cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập.

Tầm nhìn từ thực tiễn

Có thể thấy, pháp luật về các lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính luôn có tính ổn định cao trong hệ thống pháp luật tài chính nói chung. Để đạt được sự ổn định mà không lạc hậu, đòi hỏi một tầm nhìn từ thực tiễn quản lý, các sửa đổi, bổ sung với không nhiều quy định, chủ yếu xuất phát từ yêu cầu đặt ra của hội nhập quốc tế đã chứng minh cho điều đó.

Trong dấu ấn pháp luật tài chính, pháp luật về hải quan có một vị trí quan trọng. Từ Pháp lệnh Hải quan ban hành năm 1990 đến nay, pháp luật về hải quan đã từng bước được hoàn thiện, nâng lên thành Luật năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2005, và ban hành Luật sửa đổi thay thế năm 2014. Luật Hải quan 2014 đã tạo lập khung khổ pháp lý cho một ngành Hải quan hiện đại, chuyên nghiệp, hội nhập. Các kết quả cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính ghi nhận sự đóng góp của cải cách thể chế về Hải quan, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động hải quan. Luật Hải quan 2014 đã mở đường cho áp dụng hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, tạo thuận lợi cao cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với những kết quả ngoạn mục, giảm thời gian giải phóng hàng hóa nhập khẩu. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh, năm 2017, thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của Việt Nam đối với hàng xuất khẩu giảm 3 giờ (từ 58 xuống 55 giờ); đối với hàng nhập khẩu giảm 6 giờ (từ 62 xuống 56 giờ); chi phí thông quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm 19 USD.

Là một nội dung quan trọng của cải cách hành chính, cải cách thể chế nói chung, cải cách thể chế tài chính nói riêng đã có những kết quả tích cực trong nhiều năm, góp phần quan trọng trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, hình thành một dấu ấn riêng, dấu ấn pháp luật tài chính, với đặc trưng cơ bản là không ngừng phát triển, không ngừng hoàn thiện, tạo môi trường, khung khổ cho các quan hệ tài chính hoạt động lành mạnh, đúng hướng và hội nhập quốc tế.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap