Mình thấy một số người lên tiếng về việc bắt ép trẻ em cách ly tập trung xa nhà cận Tết,áchlytậptrungCáchlàmnhânvănmùadịdự đoán siêu máy tính đang giữa đêm dựng trẻ em dậy test Covid-19 và công khai danh tính trẻ em. Mình thì ủng hộ cách làm nhân văn hiện nay của Việt Nam.
Vì sao nhân văn? Vì thà bắt cách ly nhầm còn hơn bỏ sót, để ngăn chặn sớm nguy cơ tiềm tàng lây lan từ 1 người sang nhiều người khác, đó là nhân văn. Vì để những người có tiềm tàng tiếp xúc với 1 người có tiềm tàng nhiễm virus tự biết mà khai báo và theo dõi bản thân, tránh lây sang nhiều người khác, đó là nhân văn. Vì để nếu ai bị nhiễm virus được trị liệu sớm, đúng quy trình tại bệnh viện và giảm nguy cơ tử vong, đó cũng là nhân văn.
Khung cảnh Trường Tiểu học Xuân Phương sáng 31/1 (Ảnh: Thanh Hùng) |
Cả nhà mình 4 người từng sống trong hoàn cảnh dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Đức và châu Âu rồi từng bị/được cách ly tập trung 15 ngày ở Bình Dương. Lúc cách ly thì mình đôi lúc cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu dân chủ và mất tự do, xót con đang đêm bị dựng dậy và họ làm gì mình đều hầu như không được báo trước hay hỏi ý kiến; nhưng cách ly xong mình nghĩ lại và thầm cảm ơn Chính phủ vì đã bắt cách ly nhầm còn hơn bỏ sót, công khai thông tin về người dương tính và khắt khe nghiêm khắc trong quá trình cách ly. Mình có mong muốn các đơn vị cách ly làm nghiêm khắc hơn nữa về quy trình y tế trong quá trình cách ly.
Trong thời gian bị cách ly, mình và mọi người vẫn được đi tự do trong khuôn viên của trung tâm y tế để phơi nắng hóng mát và thư giãn, lúc đó mình cảm thấy thật may mắn vì còn có khuôn viên để đi lại và giao lưu với mọi người trong khu cách ly, nhưng sau khi được ra khỏi khu cách ly mình nghĩ lại, giá như các em bộ đội nghiêm khắc hơn với bọn mình, bắt bọn mình 100% ở trong phòng cá nhân hay phòng tập thể trong suốt hơn chục ngày cách ly thì sẽ an toàn và hiệu quả hơn nữa.
Một số người bạn Mỹ và Âu đang ở nước ngoài của mình nhận được email kêu ca về sự khốn khổ của mình trong thời gian cách ly ở Bình Dương đều bảo mình rằng, Việt Nam là nơi an toàn hiện nay, họ ước được ở Việt Nam lúc này, mình rồi sẽ thực sự có tự do sau những ngày cách ly khổ cực.
Trong chuyến bay của mình có tất cả 7 người dương tính. Sau khi nghe bản tin, đọc đi đọc lại 10 lần trong khu cách ly, toàn đọc ban tối hay đêm vì kiểm tra xong, cả đoàn mấy trăm người họ biết kết quả dương tính và đọc ngay để xử lí thắt chặt cách ly sớm nhất cho cả đoàn, lúc nghe bản tin bọn mình còn chúc mừng người dương tính đã được về Việt Nam! Về tới VN có nghĩa là sống rồi. Ở bên kia từng có mấy người Việt Nam trẻ khỏe mà còn bị tử vong vì bị bỏ mặc không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Bây giờ nghe nói là người chết còn không đủ máy thiêu xác cơ, phải xếp hàng chờ tới lượt thiêu xác và xếp hàng chờ tới lượt xem xét được cứu sống. Thật là kinh khủng!
Đoàn mình có 1 em bé bị phát hiện dương tính vào ngày thứ 14 của quá trình cách ly. Em bé đó âm tính trong lần test thứ nhất và ủ tới tận hơn 10 ngày mới sốt nhẹ vào ban đêm. Trong thời gian đó em bé vẫn ở chung phòng cách ly với vài người lớn và có nguy cơ tiếp xúc với khá nhiều người khác. Sau 15 ngày cách ly thì đoàn mình khoảng 80% được ra về còn 20% ở lại cách ly tiếp vì có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với em bé dương tính đó. Nghe nói là phải cách ly ở trung tâm y tế đó tiếp 14 ngày.
Cái đêm cuối cùng mà họ di chuyển em bé dương tính và mẹ của em xuống phòng vách kính ở tầng 1 để cách ly riêng đó, sáng dạy tất cả mọi người đều biết rõ thông tin về em và tự mỗi người xem xét lại xem mình đã từng trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với em bé hay chưa để mà tự nguyện ở lại cách ly tiếp. Không tự nguyện khai báo thì họ cũng điều tra trên danh sách chuyến bay, danh sách phòng ở cách ly và phỏng vấn gia đình em bé và những người từng tiếp xúc với em bé để truy ra ai là người cần phải ở lại cách ly tiếp. Mình thấy tất cả mọi người ai cũng ủng hộ cách làm này. Không ai phản đối cả mặc dù có hơi khó chịu và tổn thương.
Có khá nhiều người không bị phải ở lại cách ly thêm sau khi có kết quả em bé đó bị dương tính muộn, nhưng họ tự nguyện ở lại cách ly thêm vì họ tự nhận thấy bản thân đã có một hay vài lần tiếp xúc với người đã từng tiếp xúc gián tiếp với bé đó. Mọi người vui vẻ chấp nhận và cố gắng chịu đựng, ai cũng cảm thấy may mắn vì đã được về Việt Nam trong lúc này. Đoàn mình phải tới 80% là người có định cư ở Đức và các nước Âu.
Mình ủng hộ cách làm cách ly Covid-19 như hiện nay của Việt Nam và mình thấy làm như thế là nhân văn thực sự.
Nguyễn Đức Quang (Đồng sáng lập và điều hành Trường Spring Hill, Hà Nội)