【trận hôm qua】Chính sách tài khóa sẽ tiếp tục là chìa khóa cho tăng trưởng

时间:2025-01-10 09:34:36 来源:Empire777
Chính sách tài khóa sẽ tiếp tục là chìa khóa cho tăng trưởng
Nguồn: Ngân hàng Thế giới. Đồ họa: Phương Anh

Năm 2024 tăng trưởng dự kiến ở mức 5,5%

Phân tích những diễn biến gần đây của kinh tế Việt Nam tại buổi họp báo ngày 23/4 của Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội, TS. Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam khẳng định, bất chấp những khó khăn từ kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính

Lưu ý trong cân đối vĩ mô, các chuyên gia WB khuyến nghị, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính vẫn là điều quan trọng nhất. Trong đó tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân do giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản. Vùng đệm vốn của các ngân hàng thương mại hiện tương đối mỏng và sự suy giảm của thị trường bất động sản có thể khiến nguồn vốn của các ngân hàng này sụt giảm thêm.

Theo TS. Dorsati, sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đang có một số tín hiệu phục hồi tích cực vào đầu năm 2024. Xuất khẩu đang phục hồi, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu theo giá so sánh dự kiến tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh nhu cầu toàn cầu dần cải thiện. Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản dự báo cũng sẽ phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin. Tổng đầu tư và tiêu dùng tư nhân theo giá so sánh dự kiến sẽ tăng tương ứng ở mức 5,5% và 5% trong năm 2024.

“Xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư - 3 động lực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều phục hồi dần trong những tháng đầu năm 2024. Cả đầu tư và tiêu dùng tăng trưởng tuy thấp hơn so với mức trước Covid-19 nhưng khi tiếp tục sự phồi sẽ tăng cường cho đầu tư tư nhân trong nước, thúc đẩy nhu cầu nội địa” - TS. Dorsati nhận định.

Từ những diễn biến tích cực trên của nền kinh tế trong quý đầu tiên của năm 2024, WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025. Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% trong năm 2024, chủ yếu do giá cả các mặt hàng được Nhà nước quản lý như giáo dục và y tế dự kiến sẽ tăng, đóng góp tương ứng 6,2% và 5,4% về trọng số cho giỏ hàng hóa tính CPI. Lạm phát CPI sẽ giảm còn 3,0% trong năm 2025 và 2026 do kỳ vọng về giá cả năng lượng và nguyên liệu sẽ ổn định.

Cùng với việc thu ngân sách khó khăn trong khi chi tiêu công được đẩy mạnh, bao gồm tăng lương cho công chức theo kế hoạch và đẩy nhanh đầu tư công, thâm hụt ngân sách dự kiến sẽ tăng lên 1,6% GDP vào năm 2024, trước khi giảm xuống 1,1% vào năm 2025, phù hợp với Chiến lược Tài khóa giai đoạn 2021 - 2030 của Việt Nam. Nợ công và nợ được khu vực công bảo lãnh vẫn an toàn, dưới ngưỡng cho phép, dự kiến sẽ ở mức 40,4% GDP trong năm 2024 và giảm xuống còn 37% GDP vào năm 2025.

Giải ngân đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tổng cầu

33.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ

Theo WB, rủi ro và cơ hội đối với triển vọng dự báo trên nhìn chung đang ở thế cân bằng. Tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc có thể làm giảm nhu cầu của nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, căng thẳng địa chính trị và thiên tai liên quan đến khí hậu gia tăng sẽ làm tăng rủi ro cho Việt Nam. Trong nước, tốc độ phục hồi của thị trường bất động sản không được như dự báo có thể ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến đầu tư của khu vực tư nhân…

Vì vậy, các chuyên gia của WB nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố sự phục hồi. Theo WB, cân đối tài khóa được thực hiện theo hướng tương đối mở rộng trong năm 2023 thông qua việc thu ngân sách giảm đi và đầu tư công được đẩy mạnh để hỗ trợ nền kinh tế đang chững lại. Trong năm 2024, trong khi dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều thì các biện pháp chính sách tài khóa mở rộng được duy trì có thể hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tiếp tục duy trì những nỗ lực nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tổng cầu trong ngắn hạn, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách thiếu hụt về hạ tầng đang phát sinh.

Trước vai trò “bệ đỡ” cho tăng trưởng kinh tế 2024 của chính sách tài khóa, khuyến nghị đưa ra cho Việt Nam trong năm 2024 là cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi nguồn lực công. Điều này sẽ giúp kích thích nền kinh tế hơn nữa, với tiềm năng tăng trưởng GDP là 0,1 điểm phần trăm cho mỗi mức tăng 1 điểm phần trăm trong đầu tư công tính theo tỷ lệ GDP. “Đặc biệt, Việt Nam cần tập trung một cách chiến lược, tăng cường vào các dịch vụ xương sống, như điện, hạ tầng viễn thông, giao thông, logistics…. Một điều rất quan trọng là những đầu tư đó phải là xanh với những cam kết mà Chính phủ đã đưa ra” - TS. Dorsati Madani lưu ý.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Sebastian Eckardt - Giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB về kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư nhấn mạnh: “Đầu tư vào các dự án hạ tầng công tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế ngay lập tức. Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam”.

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI

Bình luận xung quanh triển vọng thu hút FDI, TS. Dorsati Madani cho rằng, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi nhìn vào thời gian tới và trong trung và dài hạn, một điểm rất quan trọng là Việt Nam phải xây dựng nguồn vốn con người, tích lũy nguồn vốn con người. Điều quan trọng không phải là Việt Nam thu hút số FDI bao nhiêu, mà điều quan trọng là chất lượng FDI.

Nếu muốn tăng trưởng kinh tế bền vững và hướng tới vị thế thu nhập cao thì Việt Nam cần thay đổi bản chất, tính chất của sản xuất và mô hình kinh tế. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải mang lại hoặc phát triển đổi mới sáng tạo, công nghệ, ý tưởng mới mà sẽ làm đầu vào cho quá trình sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Còn theo TS. Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, việc nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút FDI. Ngoài ra, một điều quan trọng khác là Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tiếp tục thu hút được FDI chất lượng cao. Đặc biệt, một điểm rất quan trọng là nguồn cung điện phải theo kịp được sự gia tăng của nhu cầu điện của quá trình tăng trưởng.

推荐内容