当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【keo real】Phải bảo toàn và phát triển vốn khi đầu tư ra ngoài DN

phai bao toan va phat trien von khi dau tu ra ngoai dn

Vốn nhà nước tại DN sẽ được quản chặt hơn khi Nghị định 71 có hiệu lực. Ảnh Internet.

Đầu tư vào DN phải làm tăng vốn của Nhà nước

Nghị định quy định 5 nguyên tắc đầu tư vốn vào DN. Trong đó,ảibảotoànvàpháttriểnvốnkhiđầutưrangoàkeo real nêu rõ: Đầu tư vốn Nhà nước vào DN để tạo ra ngành, lĩnh vực cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; đảm bảo quốc phòng an ninh; thực hiện điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược cho từng giai đoạn.

DN phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu, đã đầu tư tại DN. Mọi biện pháp về tăng, giảm vốn chủ sở hữu, DN phải báo cáo chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.

Định kỳ 6 tháng, hàng năm, DN phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thông qua chỉ tiêu mức độ bảo toàn vốn theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Đồng thời Chính phủ yêu cầu: Đầu tư vốn nhà nước vào DN phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, phù hợp với từng dự án đầu tư và phải thực hiện công khai, minh bạch; Đầu tư phải thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng tránh dàn trải, lãng phí, thất thoát.

Một nguyên tắc cơ bản được Chính phủ nhấn mạnh đó là đầu tư vốn nhà nước vào DN phải làm gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư tại DN.

Quy định về điều kiện đầu tư vốn nhà nước vào DN, Nghị định nêu rõ: Đầu tư các dự án, công trình quan trọng của nhà nước tại DN bao gồm: Dự án có tổng vốn đầu tư từ 35 nghìn tỷ đồng trở lên trong đó vốn nhà nước từ 11 nghìn tỷ đồng trở lên; và dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; công trình đầu tư đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh…

Không được đầu tư vốn vào BĐS, chứng khoán, bảo hiểm…

Theo Nghị định, DN được quyền sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của DN đã được đầu tư bằng nguồn vốn của DN để đầu tư ra ngoài DN.

5 hình thức đầu tư vốn ra ngoài DN gồm: Góp vốn, mua cổ phần để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đang hoạt động; Mua lại một DN khác để hình thành một pháp nhân mới; Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi; và các hình thức đầu tư khác ra ngoài DN theo quy định của pháp luật.

Việc đầu tư vốn ra ngoài DN phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư. Đồng thời, DN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ những DN có ngành nghề kinh doanh chính là lĩnh vực bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

DN đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải có phương án cơ cấu lại và thực hiện thoái hết số vốn đã đầu tư theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

DN không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các DN khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của DN này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Giám đốc (Phó Giám đốc) và kế toán trưởng DN đó.

Chuyển nhượng vốn phải tuân thủ quy định của pháp luật

Về chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài DN, Nghị định 71 nêu rõ, việc nhượng bán các khoản đầu tư vốn ra ngoài DN thực hiện theo quy định của Luật DN, Luật Chứng khoán và các quy định hiện hành của pháp luật.

Phương thức chuyển nhượng, tùy theo hình thức góp vốn, DN thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của DN có vốn góp và các cam kết tại các hợp đồng hợp tác kinh doanh của các bên.

Ví dụ, đối với việc chuyển nhượng vốn của DN tại công ty TNHH một thành viên hoặc tại công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên để trở thành công ty TNHH nhiều thành viên thực hiện theo quy định của Luật DN. Việc chuyển nhượng vốn phải phản ánh đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN, bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất giao theo quy định của pháp luật.

Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM thì DN được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận hoặc chào bán cạnh tranh nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán.

Chuyển nhượng trên 10 tỷ đồng phải qua Sở giao dịch chứng khoán

Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết thì DN thực hiện đấu giá trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn. Trong đó, trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên thì DN phải thực hiện đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán.

Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì DN được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian để bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại DN, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở giao dịch chứng khoán.

Minh Anh

分享到: