【nhận định 24h】Vừa “chơi” vừa tăng thu nhập
Không kể sinh viên chuyên ngành nghệ thuật hay trái ngành,chơinhận định 24h các bạn trẻ chọn công việc này bằng niềm đam mê, thích thú.
Một nhóm các bạn trẻ “chạy show” biểu diễn ở một tiệc cưới. Ảnh: T.D
Những ngày cuối năm, các nhóm nhảy, múa tất bật ngược xuôi phục vụ các chương trình, sự kiện đã lên lịch từ trước. Có thể bắt gặp những “diễn viên”, “vũ công” này ở sân khấu đám cưới, hội nghị, hội thảo, tổng kết, tri ân khách hàng, dạ tiệc… “Nghề ni cũng mệt lắm anh ơi. Nhìn thì đơn giản nhưng không dễ lấy được tiền đâu. Để có chừng 10 phút biểu diễn, nhóm phải tập hàng tuần liền, rồi chuẩn bị trang phục, đạo cụ, âm nhạc…”, bạn Trần Thị Mỹ Nhung (25 tuổi, TP. Huế), trưởng một nhóm múa chuyên phục vụ các sự kiện chia sẻ.
Tốt nghiệp chuyên ngành du lịch nhưng cơ duyên lại đến với nghệ thuật, Nhung kể, cách đây chừng 6 năm, khi còn ngồi ghế giảng đường đã lên ý tưởng thành lập đội múa để biểu diễn ở các tiệc cưới kiếm tiền trang trải học phí. Ban đầu nhóm chừng 10 thành viên, hầu hết bạn bè cùng lớp. “Các bản nhạc, điệu múa nhóm của Nhung đều tự tìm học trên mạng. Khi đã “chắc tay” cũng là lúc nhóm được nhiều người truyền tai nhau thuê biểu diễn phục vụ khắp nơi trong thành phố”, Nhung nhớ lại.
Ngô Văn Thường Duy, một bạn trẻ 23 tuổi nhưng có “thâm niên” 6 năm trong nghề. Duy được đào tạo bài bản ở lĩnh vực múa. Trước khi thành lập một nhóm nhảy múa chuyên phục vụ sự kiện, Duy từng đi biểu diễn ở nhiều nơi. Sau hơn một năm thành lập, nhóm Duy hiện có hơn 50 thành viên chuyên phục vụ các sự kiện. Cát sê ở một sự kiện dao động từ 100.000 – 300.000 đồng/người. Có những tháng nhóm của Duy chạy hàng chục “show” không kể sáng sớm hay chiều tối.
Phan Nhật Trường (27 tuổi, Phú Vang), một bạn trẻ tốt nghiệp ngành kỹ thuật nhưng đam mê âm nhạc đã đầu tư phục trang, đạo cụ hơn 50 triệu đồng phục vụ cho việc biểu diễn các sự kiện cùng với những thành viên của mình. Để nâng cao chất lượng, ngoài những tiết mục “tự biên, tự diễn” hoặc học theo trên các trang mạng, nhóm của Trường còn thuê thêm chuyên gia biên đạo, biểu diễn để dạy cho các thành viên. Để có tiết mục hoàn hảo, nhóm phải tập ít nhất một tuần, thậm chí những bài tập khó kéo dài cả tháng, chưa kể thời gian ráp sân khấu. “Tùy theo yêu cầu của sự kiện mình có thể đáp ứng được hết. Ngoài uy tín, để thành công nghề này còn đòi hỏi phải có đam mê”, Trường nói.
Thước đo thành công của các lần đi biểu diễn thể hiện qua ánh mắt, niềm vui, những tràn pháo tay rôm rả của khách. “Nhìn xuống thấy khán giả cười tươi, hết tiết mục được nghe tiếng vỗ tay xem như chương trình thành công. Nhưng, không phải lúc nào cũng may mắn, nhiều chương trình tưởng như “bể show” với những lý do vô cùng “lãng xẹt” như một thành viên nhóm kẹt xe, ốm đột xuất, có khi đang biểu diễn thì trượt ngã trên sân khấu… “Những lần như vậy có đơn vị hiểu thì không sao. Có trường hợp nhóm không nhận tiền của đơn vị như cách xin lỗi và đó cũng là bài học, kinh nghiệm cho hành trình biểu diễn dài phía sau”, Duy kể.
Theo thầy Phan Tuần, Tổ trưởng tổ Sân khấu và múa Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Huế, câu chuyện “chạy show” biểu diễn ở các sự kiện của các bạn trẻ gần như trở thành một trào lưu. Đa số các bạn được đào tạo bài bản hoặc không chuyên xem công việc này tăng thêm thu nhập, vừa là cơ hội nâng cao kỹ năng, va chạm thực tế để học hỏi kinh nghiệm. “Các bạn rất sáng tạo, tìm tòi để phù hợp với từng sự kiện khác nhau. Nhiều bạn tự tin và trưởng thành từ những tháng năm còn ngồi ở ghế nhà trường”, thầy Tuần nhấn mạnh.
PHAN THÀNH
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/142a299337.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。