Đoàn Hàn Quốc đến Việt Nam lần này gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như: Nhân sâm,ươngdoanhnghiệpHànQuốcvàViệhạng 2 thụy điển đồng hồ, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, thuốc nhuộm tóc, sản phẩm sơn và tẩy rửa sàn nhà, sản phẩm đồ uống dinh dưỡng, hệ thống thẻ xe bus… Đây là những lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và có nhiều tiềm năng hợp tác tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 24/6 vừa qua, Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc cũng đã tổ chức sự kiện giao thương tại Hà Nội và đã thu hút được hàng trăm doanh nghiệp 2 nước tham dự, thuộc các lĩnh vực y tế, thiết bị điện, hóa mỹ phẩm, đặc biệt là máy móc, vật tư phục vụ cho ngành hóa chất và dầu khí...
Như vậy, có thể thấy, trong thời gian qua, Hàn Quốc đã xúc tiến nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, phía Hàn Quốc cũng đã thường xuyên cung cấp các thông tin về chính sách đầu tư và các chính sách liên quan; giới thiệu địa điểm đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao của Việt Nam và Hàn Quốc cho doanh nghiệp hai nước để tăng cường hợp tác đầu tư.
Hiện Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 36,7 tỷ USD (tính đến hết năm 2014). Ngược lại, cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác với Hàn Quốc - một trong những thị trường có nhu cầu tiêu dùng cao trong khu vực, nhất là sau khi FTA Việt Nam – Hàn Quốc (KVFTA) được kí kết./.
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong năm 2014, vốn Hàn Quốc vẫn tiếp tục đổ vào các dự án đầu tư tại Việt Nam, thể hiện qua 505 dự án cấp mới và 179 dự án tăng vốn tại Việt Nam, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,32 tỷ USD, chiếm 36,2% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, các lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp chế biến chế tạo, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống... |
Tố Uyên