Sáng 15/3,ácđịaphươngchủđộngngănchặndịchtảlợnchâkết quả giải u19 UBND tỉnh Quảng Ninh họp khẩn với 190 điểm cầu trực tuyến từ cấp huyện tới xã phường, yêu cầu các đơn vị, địa phương ưu tiên triển khai đến từng hộ chăn nuôi các biện pháp cấp bách, chủ động ngăn chặn, khống chế dịch tả lợn châu Phi.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các cấp, các ngành và các địa phương khẩn trương hành động ngăn chặn dịch.
Tính đến ngày 15/3, địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã xuất hiện 7 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 7 huyện, thị xã, thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đánh giá, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khi các ổ dịch mới đều phát sinh tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, địa điểm cách xa nhau.
Hiện Quảng Ninh đã thành lập đội phản ứng nhanh hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch; tổ cơ động kiểm tra kiểm soát tại các cơ sở giết mổ, chăn nuôi, khu vực chợ, cửa khẩu, đường mòn lối mở; duy trì suốt ngày đêm 7 chốt kiểm soát liên ngành, 11 chốt liên huyện, 16 chốt tại các ổ dịch. Các địa phương đã cấp phát hơn 120 tấn vôi bột, hơn 8.000 lít hóa chất để vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Hiện Quảng Ninh đã xuất hiện 7 ổ dịch tại các hộ nhỏ lẻ, tại các địa phương cách xa nhau.
Trước tình trạng người dân vẫn còn chủ quan, một số địa phương, cán bộ thú y còn lúng túng khi đối phó với dịch, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới địa phương phải khẩn trương vào cuộc, chủ động ngăn chặn dịch bệnh tại từng hộ chăn nuôi. Các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tại các chốt kiểm dịch, tuyệt đối không để lọt các xe vận chuyển lợn không được kiểm dịch vào địa bàn.
Với các địa phương đã có dịch, cần xử lý triệt để, không để phát sinh thêm ổ dịch mới, tuyên truyền để người tiêu dùng không tẩy chay thịt lợn, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi; đề xuất hỗ trợ đối với lợn nái và lợn đực giống bị buộc tiêu hủy với mức giá 76.000 đồng/kg.
“Tôi đề nghị các Bí thư, Chủ tịch UBND cấp huyện đến cấp xã quán triệt đến Bí thư, Trưởng thôn, khu và chúng ta phải có những giải pháp tích cực. Trước tiên, thông tin này phải được truyền đến cho từng hộ chăn nuôi, từng xã một, các đồng chí phải thống kê, phải đến tận nơi nhắc nhở về về sự nguy hiểm của dịch bệnh, có hướng dẫn cụ thể để từng hộ chủ động phòng chống”- ông Nguyễn Đức Long yêu cầu. (Trường Giang/VOV-Đông Bắc)
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 800.000 con lợn, là địa phương có tổng đàn lợn lớn nhất vùng Tây Nguyên. Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan của dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống dịch;
Các đơn vị ra quân thực hiện việc tiêu độc khử trùng tại địa phương
Đồng thời chỉ đạo ngành Thú y cũng như chính quyền các địa phương, các cơ sở chăn nuôi, mua bán, giết mổ và người dân trên địa bàn chủ động, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với Chi cục thú y Vùng V thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc phòng chống dịch bệnh tại cửa khẩu biên giới Đắk Ruê đóng chân trên địa bàn xã Ea Bung, huyện Ea Súp; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, ngăn chặn vi rút dịch tả lợn châu Phi xâm nhập. (Nam Trang/VOV-Tây Nguyên)
Tại Đồng Tháp, đến nay chưa ghi nhận trường hợp gia súc nghi mắc bệnh nhưng với tổng đàn lợn lớn cộng với có đường biên giới nên công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc đang được đẩy mạnh ở mức cao nhất.
Cùng với đó, do chênh lệch giá cả nên hàng ngày vẫn có một số lượng lợn nhất định được vận chuyển từ miền Bắc vào miền Nam nên nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện và bùng phát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là rất cao.
Ông Nguyễn Văn Công – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp nêu rõ, hiện nay đã phân công cán bộ trực 24/24 tại các Trạm Kiểm dịch; thực hiện nghiêm việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra vào địa phương; không nhập thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ các tỉnh đang có dịch; đồng thời phát động tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 2 từ ngày 1/3- 31/3.
Hiện, Đồng Tháp đã dự trữ sẵn vật tư, hóa chất, phương tiện để chống dịch. Ngân sách tỉnh dự phòng 3,7 tỷ đồng cho công tác chỉ đạo giám sát, lấy mẫu, hóa chất tiêu độc khử trùng, chống dịch và ngân sách cấp huyện dự phòng 3 tỷ đồng cho công tác chỉ đạo, giám sát, thông tin tuyên truyền, chống dịch, tiêu hủy. Kinh phí xét nghiệm bệnh được Chi cục Thú y Vùng VII (Cục Thú y) hỗ trợ xét nghiệm miễn phí./. (Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL)