当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bxhbd tbn】Liên kết để thích ứng

【bxhbd tbn】Liên kết để thích ứng

2025-01-10 23:32:00 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Liên kết trong sản xuất để được hỗ trợ nhiều hơn về khoa học - công nghệ, kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra… là giải pháp tốt nhất giúp nông dân thích ứng trước tác động cực đoan do biến đổi khí hậu (BÐKH).

Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh, với khoảng 34%. Và đây cũng là khu vực kinh tế rất dễ bị tổn thương trước thiên tai do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu. BÐKH làm gia tăng thiên tai, đồng nghĩa với gia tăng rủi ro cho nông dân.

Giảm thiệt hại nhờ liên kết

Trồng rừng gỗ lớn là hướng đi để tăng năng suất, giá trị ngành hàng gỗ, ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Ðể ứng phó với BÐKH, một trong những giải pháp đang mang lại hiệu quả là liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn chất lượng. Vụ lúa - tôm trên địa bàn huyện Thới Bình hiện nay đang là minh chứng tốt nhất. Dù đã điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết diễn biến bất thường vào đầu vụ, thế nhưng vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân huyện Thới Bình năm nay chịu thiệt hại khá lớn.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân trên địa bàn huyện năm nay chịu đến 2 đợt thiệt hại. Đợt đầu tiên do tác động của các cơn bão số 6, 7, 8 và đợt sau là cuối tháng 9. Tuy nhiều xã bị thiệt hại nhưng cá biệt có xã Trí Lực mức độ thiệt hại thấp nhất, diện tích lúa trên đất nuôi tôm còn lại trên 70%. Qua kiểm tra, khảo sát cho thấy, mức độ thiệt hại của người dân nơi đây thấp là nhờ bà con chủ động thiết kế lại đồng ruộng với bờ bao cao và thực hiện đúng lịch thời vụ. Đặc biệt là khâu tổ chức sản xuất, đa phần người dân nằm trong HTX, THT hay những hộ liền kề liên kết để cùng nhau bớm tát nước, rửa mặn, xuống giống đồng loạt... thì mức đột thiệt hại rất thấp. Qua khảo sát, những khu vực này năng suất lúa từ 4,5-5 tấn/ha, cá biệt có những hộ đạt 6 tấn/ha.

Mô hình lúa - tôm càng xanh ở Thới Bình đang mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

Như vậy, có thể thấy liên kết trong sản xuất là giải pháp hữu hiệu để giảm thiệt hại do thiên tai. Tuy nhiên, thời gian qua việc xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất giữa các HTX, THT, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chưa xứng tầm với tiềm năng, chủ yếu trên lúa hữu cơ và tôm hữu cơ, tôm sinh thái. Cụ thể, trong năm 2020 chỉ có 4 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất lúa hữu cơ với gần 700 ha. Trên lĩnh vực tôm, Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú triển khai nuôi tôm hữu cơ ở xã Trí Lực với diện tích khoảng 2.500 ha và tôm sinh thái ở xã Viên An Đông, khu vực rừng phòng hộ Kiến Vàng, với khoảng 7.139 ha.

Trong các chuỗi giá trị đó, sự liên kết hiệu quả của các doanh nghiệp đầu ra vô cùng quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân. Ông Lâm cho biết thêm, khi tham gia vào chuỗi liên kết, ngoài hỗ trợ người dân về kỹ thuật, giống…, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương (An Giang) còn tiến hành gởi mẫu xét nghiệm các tiêu chí lúa hữu cơ. Từ đó, giá lúa hiện nay khá cao, từ 7.800-8.000 đồng/kg.

Vai trò của doanh nghiệp khi tham gia vào chuỗi giá trị vô cùng lớn, nhất là trong việc nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh, tức là nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều chứng nhận quốc tế mà các hộ dân nuôi tôm sinh thái ở xã Viên An Đông đạt được thời gian qua, trong đó có cả chứng nhận SeafoodWatch, là nỗ lực rất lớn của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú. Để đạt chứng nhận SeafoodWatch của Mỹ, Minh Phú phải làm ròng rã trong 2 năm. Theo chiến lược phát triển của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tất cả các hộ dân tham gia chứng nhận tôm sinh thái hay tôm - lúa trên địa bàn huyện Thới Bình và Ngọc Hiển phải tham gia vào THT và HTX.

Mở rộng liên kết vùng

Hỗ trợ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để thích ứng BÐKH, cũng như quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh thái hay chứng nhận quốc tế, thông qua HTX và THT là chủ trương chỉ đạo của tỉnh. Thực tế những năm qua, nhiều HTX nông nghiệp đã khẳng định vai trò ở trong phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và ứng phó với BÐKH.

Đây là hướng đi thời gian qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã triển khai thực hiện đạt hiệu quả trong xây dựng mô hình thí điểm để nhân rộng. Sau khi chọn được địa điểm, sự đồng thuận của người dân, Chi cục đứng ra mời gọi doanh nghiệp tham gia để hỗ trợ người dân, nhất là bao tiêu sản phẩm đầu ra. Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Cà Mau Nguyễn Trần Thức đánh giá: "Dù rất nỗ lực nhưng liên kết chuỗi trong sản xuất vẫn còn hạn chế. Hiện tại chỉ thực hiện được một số ít trên lúa hữu cơ, lúa an toàn, tôm sinh thái, còn lại nhiều lĩnh vực chưa triển khai thực hiện được".

Nói về xây dựng chứng nhận quốc tế thì Cà Mau là nơi có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này và tiên phong nhất là con tôm đạt chứng nhận quốc tế. Có lẽ Cà Mau là tỉnh đầu tiên trong khu vực thực hiện mô hình này, bởi xuất hiện cách đây khoảng 20 năm. Cụ thể là dự án tôm sinh thái của Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thuỷ sản Cà Mau (Camimex) được chứng nhận vào ngày 21/12/2001. Ngoài chứng nhận quốc đã đạt được, hiện nay toàn tỉnh đã có 33 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn OCOP. Tuy nhiên, ông Thức băn khoăn: "Làm được OCOP đã khó, nhưng duy trì nó lại càng khó, nhất là duy trì vùng nguyên liệu. Để có sản phẩm bán khi có đơn đặt hàng số lượng lớn, việc nhân rộng mô hình và gắn kết vùng nguyên liệu hiện nay vô cùng quan trọng. Đồng thời, cần phải có giải pháp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, bởi họ là mắt xích rất quan trọng trong chuỗi này".

Là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh, ngành gỗ với vùng nguyên liệu rộng lớn, chất lượng cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, những năm gần đây ngành hàng này đã mang về nguồn thu đáng kể cho tỉnh. Chỉ tính riêng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 300.000-400.000 tấn gỗ, trị giá hơn 200 tỷ đồng. Những năm qua, công ty thực hiện 2 mô hình, là chuyển hoá từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn và trồng thâm canh rừng gỗ lớn.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ Trần Văn Hiếu, 2 mô hình này khó nhân rộng do thiếu nguồn giống chất lượng, tình trạng giống nhập tỉnh ồ ạt như hiện nay làm tăng nguy cơ dịch bệnh trên cây rừng. Để mô hình này đạt hiệu quả, nâng cao giá trị gỗ trong điều kiện thiên tai phải mạnh dạn chuyển đổi sang giống cấy mô hay giống F1 để tăng sức chống chịu về sâu bệnh và gãy đổ khi có mưa bão. Ngoài ra, công ty đang kết nối với một số doanh nghiệp mời gọi họ đầu tư nhà máy chế biến gỗ để khai thác hết tiềm năng cây gỗ của tỉnh.

Rõ ràng, BĐKH đã phát sinh nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội sản xuất mới. BĐKH là thách thức để ngành nông nghiệp tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại sản xuất, thay đổi các mô hình sản xuất hiệu quả, có chiều sâu hơn, thông qua hoạt động liên kết trong HTX, THT và doanh nghiệp. Tham gia vào HTX, THT, người dân sẽ được tập huấn để áp dụng khoa học - công nghệ và cùng nhau thay đổi phương thức sản xuất trong điều kiện BÐKH. Đây là hướng đi tất yếu để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, nông sản chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế./.

Nguyễn Phú

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读