Trong các ngành,ôngnghiệpchếbiếnchếtạothuhútmạnhvốnđầutưtỷ lệ kèo ngoại hạng anh hôm nay lĩnh vực có đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải kể đến ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Đây là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng và là lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm qua và những tháng đầu năm 2024.
Dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi những khó khăn, thách thức nhất định, nhưng trong năm 2023 và thời gian đầu năm 2024, Bình Dương vẫn thu hút được các dự án phù hợp với định hướng đã đề ra trong quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Hoạt động sản xuất tại Công ty East West Industries Việt Nam (TP.Thủ Dầu Một)
Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Từ ngày 1-1 đến 29-2-2024, trong 23 dự án mới có 14 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn gần 110 triệu đô la Mỹ, chiếm hơn 93% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh đã có một số dự án lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn, như: Dự án chế biến, gia công chế biến thành thực phẩm và sữa từ đậu và hạt các loại của Công ty Cổ phần Thực phẩm Dân Ôn (Canada) với vốn đầu tư gần 40 triệu đô la Mỹ, tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Phước III; dự án sản xuất và gia công dây thép, dây cáp mạ đồng dùng làm lớp bố thép lốp xe ôtô, dây cáp mạ kẽm, dây cáp không mạ kẽm dùng trong sản xuất ô tô và các ngành liên quan của Công ty TNHH Kiswire Việt Nam với vốn đầu tư gần 30 triệu đô la Mỹ tại KCN VSIP III…
Năm 2024, Bình Dương xác định phát triển công nghiệp tập trung gắn với phát triển hạ tầng đô thị và hội nhập quốc tế, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ… |
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, từ đầu năm đến nay, các KCN đã thu hút được hơn 165 triệu đô la Mỹ. Trong đó, cấp mới 12 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 93 triệu đô la Mỹ; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 14 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 72,6 triệu đô la Mỹ (đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2023).
Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh cho biết các KCN do Becamex IDC làm chủ đầu tư hạ tầng đã và đang làm việc với khoảng 6 nhà đầu tư nước ngoài và 2 nhà đầu tư trong nước để cho thuê đất. Riêng KCN VSIP III đang có khoảng 12 nhà đầu tư thuộc các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… đang làm việc với chủ đầu tư hạ tầng KCN để thuê đất thực hiện dự án đầu tư.
Ông Trịnh Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư, cho biết lũy kế đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 74% lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh, trong đó có một số dự án trên 1 tỷ đô la Mỹ. Thời gian gần đây, việc có thêm một số dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thuộc những lĩnh vực quan trọng là năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục minh chứng cho sự ổn định và uy tín của Bình Dương trong hoạt động thu hút đầu tư FDI. Sau khi những dự án này đi vào hoạt động sẽ tạo sức lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác đầu tư vào tỉnh.
Theo Sở Công thương, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, lựa chọn ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh… Từng bước hình thành chuỗi ngành công nghiệp sạch, công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
Trong giai đoạn 2021-2025, Bình Dương đã đặt ra những mục tiêu trong thu hút FDI nhằm giữ vững lợi thế đã có của mình. Theo đó, phấn đấu thu hút vốn FDI đăng ký giai đoạn 2021- 2025 đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ. Trong thu hút FDI của tỉnh sẽ chọn những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động và đem lại giá trị gia tăng cao. Trong đó, tỉnh vẫn xác định, công nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong phát triển kinh tế của tỉnh ở những năm tới.
Để tiếp tục giữ vững tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thúc đẩy sản xuất chế biến chế tạo, Bình Dương tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi dậy các nguồn lực phục vụ cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
NGỌC THANH