Quản lý chặt chẽ thu ngân sách nhà nước Khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công và vốn ngân sách nhà nước năm 2023 |
Tuy vậy,àBìnhNhiềutỷđồngchưađượcthuhồivềngânsáthứ hạng của rc strasbourg alsace tại kết luận thanh tra công tác quản lý NSNN năm 2021, Thanh tra Bộ Tài chính chỉ rõ một số tồn tại trong công tác quản lý, điều hành thu ngân sách cần phải chấn chỉnh, khắc phục. Nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN lớn Theo số liệu Cục Thuế tỉnh Hoà Bình, tổng số tiền nợ thuế trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2021 là 592.520 triệu đồng, bằng 11,42% số thu ngân sách năm 2021 và không đạt chỉ tiêu của Tổng cục Thuế giao. | Cục Thuế tỉnh Hoà Bình. Ảnh: TK |
Có 4 doanh nghiệp (DN) nợ thuế lớn là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Hoàng Mai nợ 128.800 triệu đồng; Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà (Chi nhánh 1) nợ 40.500 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Ngọc Thảo Hòa Bình nợ 22 300 triệu đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hưng Long (Điện Biên) nợ 14.000 triệu đồng. Có 2 DN nợ tiền sử dụng đất lớn (tính đến tháng 9/2022): Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hoà Bình nợ 1.011.580 triệu đồng; Công ty Cổ phần Dự án khu đô thị Thống Nhất nợ 258.590 triệu đồng. Một số DN nợ tiền thuê đất lớn, kéo dài như Công ty Thủy điện Hoà Bình nợ tiền thuê đất năm 2021 là 14.290 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội nợ 6.405 triệu đồng; Công ty Cổ phần mía đường Hoà Bình nợ từ các năm trước chuyển sang 2021 là 3.762 triệu đồng; Công ty Cổ phần 305 Hòa Bình nợ tiền thuê đất năm 2021 là 3,008 triệu đồng... Nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thời điểm ngày 31/12/2021 là 88.451 triệu đồng, thời điểm ngày 12/10/2022 là 97.425 triệu đồng; điển hình DN Tư nhân Xí nghiệp Xây dựng Trung Dũng nợ đến 31/12/2021 là 4.117 triệu đồng; 7 DN khác nợ từ năm 2021 trở về trước, cơ quan thuế đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thu nợ nhưng vẫn không chấp hành, số tiền 21.319 triệu đồng. Sở Tài nguyên và Môi trườngchậm chuyển thông tin địa chính đến cơ quan Thuế Thời điểm thanh tra (tháng 9/2022), có 4 DN được UBND tỉnh quyết định cho thuê đất phục vụ sản xuất kinh doanh từ năm 2013 với tổng diện tích 2.781,9 ha, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chưa ký hợp đồng cho thuê đất, chậm chuyển thông tin địa chính đến cơ quan Thuế để ban hành đơn giá thuê đất dẫn đến chậm thực hiện thu tiền thuê đất theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 56 của Luật Đất đai năm 2013. Tháng 9/2022, Cục Thuế tạm tính và truy thu tiền thuê đất từ năm 2013 đến 2021 là 105.134 triệu đồng, gồm: Công ty TNHH MTV Sông Bôi Hòa Bình được cho thuê 1.251,29 ha; chưa nộp tiền thuê đất theo thông báo của Cục Thuế là 34.864 triệu đồng. Công ty TNHH MTV Thanh Hà Hòa Bình được cho thuê 652,92 ha; đến tháng 9/2022, chưa nộp tiền thuê đất theo thông báo của Cục Thuế là 22.123 triệu đồng. Công ty TNHH MTV 2-9 Hòa Bình được cho thuê 491,92 ha; chưa nộp ngân sách tiền thuê đất theo thông báo của Cục Thuế là 18.546 triệu đồng. Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình được cho thuê là 836,2 ha, Sở TNMT đã ký hợp đồng thuê đất nhưng đơn vị chưa nộp tiền thuê đất theo thông báo của Cục Thuế là 29.601 triệu đồng. Tại các quyết định cho thuê đất, UBND tỉnh đều chỉ đạo các công ty ký hợp đồng thuê đất, sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2015, 2018, Sở TNMT mới ký hợp đồng cho thuê đất đối với Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình; đến tháng 9/2022, Sở TNMT chưa thực hiện rà soát, ký hợp đồng cho thuê đất đối với 3 công ty còn lại theo quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo của UBND tỉnh. | Nhiều hạn tồn tại về công tác quản lý đất đai thuộc trách nhiệm Sở TNMT Hoà Bình. Trong ảnh: Trụ sở Sở TNMT Hoà Bình |
Nhiều diện tích đất bị bỏ hoang hoặc chưa có thông tin để thu thuế Qua thanh tra cho thấy, Sở TNMT chậm chuyển thông tin địa chính về đất đai làm căn cứ thu tiền thuê đất dẫn đến một số đơn vị sử dụng đất nhưng chưa có hợp đồng thuê đất và quyết định cho thuê đất, chưa có đơn giá thuê đất, chưa điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời gian ổn định 5 năm. Tính đến tháng 8/2022, một số đơn vị sử dụng đất nhưng chưa có hợp đồng thuê đất, quyết định cho thuê đất, chưa có đơn giá thuê đất, chưa điều chỉnh đơn giá thuê đất làm căn cứ thu tiền thuê đất. Trong đó: Có 15 DN thực tế đang sử dụng đất nhưng cơ quan thuế chưa có thông tin đất đai của cơ quan TNMT để xác định diện tích đất thuê, đơn giá thuê đất dẫn đến chưa có cơ sở để thu tiền thuê đất. Tổng Công ty 36 hợp đồng thuê 19.995 m2 đất tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn đã hết hạn từ năm 1998 đến nay vẫn đang sử dụng đất nhưng chưa ký lại hợp đồng, cơ quan thuế tạm theo dõi, thu tiền thuê đất theo đơn giá điều chỉnh theo bảng giá đất UBND tỉnh ban hành hàng năm. 155 doanh nghiệp có hợp đồng thuê đất với tổng diện tích 35.094.378 m2 đã hết thời gian ổn định đơn giá chu kỳ 5 năm nhưng chưa có thông tin đất đai của cơ quan TNMT để xác định đơn giá thuê đất ổn định chu kỳ 5 năm tiếp theo. Sở TNMT cũng chưa trình UBND tỉnh thu hồi đất đổi với 2 DN đã được giao đất nhưng hoạt động không hiệu quả, đất bỏ hoang và không nộp tiền thuê đất, gồm: Công ty Cổ phần Cà phê Thái Hòa Hòa Bình được giao 722.416,7 m2 đất, quản lý và sử dụng đất không hiệu quả, đất để bỏ hoang. Ngày 30/10/2020, Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn - Yên Thủy có Quyết định số 3833/QĐ-CCT khoanh nợ và không tính số nộp phát sinh năm 2021. Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình được giao 47.506,3 m2 đất để xây dựng nhà máy mía đường. Năm 2019, công ty đã dừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh, bị người dân xâm chiếm đất. Thời điểm thanh tra (tháng 9/2022), Sở TNMT chưa trình UBND tỉnh thu hồi đất tại 2 DN nêu trên theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013. | Sở Tài chính tỉnh Hoà Bình. Ảnh: TK | Tồn tại trong công tác quản lý thuế; ghi thu, ghi chi NSNNKiểm tra, đối chiếu 7 hồ sơ kê khai thuế năm 2021, gồm 4 DN do Cục Thuế tỉnh quản lý và 3 DN do Chi cục Thuế huyện Lương Sơn quản lý thấy khấu trừ thuế giá trị gia tăng chưa đúng 165.892.338 đồng, thuế thu nhập DN phải nộp bổ sung 2.125.746.475 đồng. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Thuế và các huyện thực hiện ghi thu, ghi chi ngân sách chưa phù hợp với quy định số tiền 443.013 triệu đồng. Kiểm tra xác suất tại 4 huyện là Yên Thuỷ, Lương Sơn, Lạc Sơn và Kim Bôi thấy các địa phương thực hiện khấu trừ và ghi thu, ghi chi ngân sách đối với chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và các chi phí khác đã ứng trước khi chưa có dự toán được HĐND huyện giao, không đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công với tổng số tiền 159.800 triệu đồng, trong đó huyện Yên Thủy chưa nộp ngân sách tiền thu đấu giá đất 200 triệu đồng. Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện ghi thu, ghi chi giá trị tài sản công thanh toán hoàn trả dự án BT (Dự án Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố Hòa Bình do Công ty Cổ phần Việt Tùng là nhà đầu tư) khi chưa có dự toán được UBND, HĐND tình phê duyệt số tiền 161.406 triệu đồng. Năm 2020 tại 5 huyện, thành phố (Kim Bôi, Lạc Thủy, Cao Phong, Lương Sơn và TP. Hòa Bình) và 2021 tại 4 huyện (Kim Bôi, Lạc Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn) đã thực hiện ghi thu, ghi chi kinh phí nhà đầu tư ứng trước thực hiện giải phóng mặt bằng cao hơn số tiền thuê đất phải nộp trong năm là 121.807 triệu đồng. Thanh tra Bộ Tài chính đã kiến nghị UBND tỉnh Hoà Bình chấn chỉnh, xử lý đối với các tồn tại, hạn chế phát hiện qua thanh tra./. |