Chưa bao lâu,ấthiệnởnhiềuquốkết quả bóng đá cup c2 sau khi bị đánh bại ở Trung Đông, IS đã bắt đầu tái xuất hiện ở Iraq gây ra nhiều tội ác. Đáng quan ngại là lực lượng khủng bố này cũng đang hoành hành ở nhiều quốc gia với thủ đoạn tàn độc hơn.
Một tay súng IS tại thành phố Mosul năm 2014. Ảnh: REUTERS
Hiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chuyển hướng sang chiến thuật tấn công phục kích nhằm làm suy yếu các cơ quan chính phủ ở thủ đô Baghdad, Iraq. Theo đó, các tay súng IS đã chia thành nhiều nhóm nhỏ, ẩn náu ở các khu vực sa mạc hoặc đồi núi để tránh bị phát hiện. Nếu có điều kiện chúng sẽ tấn công chớp nhoáng và rút nhanh về nơi ẩn náu giống như chiến thuật của mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda từng áp dụng. Hình thức tấn công là phục kích, gài mìn hoặc bắn tỉa. Ngoài ra, các tay súng IS còn thiết lập các trạm kiểm soát an ninh giả để bắt cóc dân thường. Tuy nhiên, IS không thể tiếp cận khu vực thành thị do chúng không còn nhận được sự ủng hộ của người Sunni.
Kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội Iraq hồi tháng 5 vừa qua, IS liên tiếp tiến hành các vụ bắt cóc và giết hại, chủ yếu ở các tỉnh Kirkuk, Diyala và Salahuddin. Riêng trong tháng 6 đã xảy ra ít nhất 83 vụ bắt cóc, giết người ở 3 tỉnh nói trên, trong đó phần lớn xảy ra trên tuyến đường cao tốc nối Baghdad và tỉnh Kirkuk. Giới chức tỉnh Diyala nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động tình báo nhằm đối phó với chiến thuật mới của IS. Trong khi đó, giới chức tỉnh Salahuddin nhận định tình hình hiện rất rối ren, và tình trạng “rắn không đầu” ở các lực lượng an ninh địa phương đã tạo điều kiện để IS quay trở lại. Ngoài ra, thiếu sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền trung ương cũng phần nào gây trở ngại cho nỗ lực kiểm soát hoạt động của IS.
Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện ước tính có hơn 1.000 tay súng IS đang hoạt động ở Iraq. Các tay súng này đã tái hợp ở khu vực núi Hemrin, Đông Bắc Iraq, vốn được gọi là “tam giác tử thần”. Khu vực này trải dài từ tỉnh Diyala giáp biên giới với Iran, đi qua các tỉnh miền Bắc Salahuddin và tỉnh miền Nam Kirkuk, nhìn xuống tuyến đường cao tốc chính ở Iraq.
Không chỉ tái xuất hiện và hoành hành ở Iraq, thời gian gần đây các tay súng IS cũng đã hiện diện ở các quốc gia Arab khác, sau khi các nỗ lực tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi đã thất bại. Tại Syria, IS vẫn kiểm soát một số vùng lãnh thổ dù phải hứng chịu không ít các vụ tấn công của quân đội chính phủ. Trong khi đó, tại Ai Cập, các tay súng chủ yếu tập trung ở khu vực sa mạc Sinai đông dân cư ở miền Bắc nước này.
Gần đây nhất, IS đã thực hiện một loạt vụ tấn công tại khu vực miền Nam Syria, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác bị thương. Lực lượng an ninh Syria đã tiêu diệt được hai kẻ tấn công trước khi chúng có thể cho kích hoạt khối thuốc nổ mang theo người.
Ngày 25-7 vừa qua, IS đã tuyên bố chủ mưu vụ tấn công liều chết tại thành phố Quetta, Tây Nam Pakistan. Vụ việc trên đã làm ít nhất 29 người thiệt mạng và 35 người bị thương. Vụ tấn công liều chết xảy ra đúng ngày cử tri Pakistan bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử nhằm bầu ra chính quyền trung ương và địa phương.
Trước đó, IS đã đánh bom đẫm máu nhất nhằm vào một cuộc vận động bầu cử ở tỉnh Baluchistan, miền Tây Nam Pakistan làm 150 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Mặc dù giới chức Pakistan đã triển khai hơn 800.000 cảnh sát và binh lính quân đội tại hơn 85.000 điểm bỏ phiếu trong cả nước, song tình hình an ninh bất ổn và nguy cơ bạo lực vẫn là mối đe dọa đối với cử tri.
Ngoài ra, IS còn xuất hiện ở nhiều quốc gia châu Phi và Đông Nam Á. Việc tái xuất hiện của lực lượng khủng bố này đang là nỗi ám ảnh với nhiều quốc gia và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
HN tổng hợp