Empire777Empire777

【bongdaketqua】Những trái tim đầy nhiệt huyết vì quê hương

Báo Cà MauTiên phong trong học tập, lao động, đó là cách thiết thực nhất để trả nghĩa cho quê hương. Và họ có một trái tim nhiệt huyết, cùng khát vọng vươn cao, vươn xa để nắm bắt tri thức, góp sức xây dựng một Cà Mau hội nhập, văn minh, hiện đại.

Tiên phong trong học tập, lao động, đó là cách thiết thực nhất để trả nghĩa cho quê hương. Và họ có một trái tim nhiệt huyết, cùng khát vọng vươn cao, vươn xa để nắm bắt tri thức, góp sức xây dựng một Cà Mau hội nhập, văn minh, hiện đại.

Cố gắng làm tròn trọng trách

Được chọn đào tạo theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương, anh Thái Trường Giang phải đương đầu với hàng loạt những khó khăn, thử thách: bồi dưỡng tiếng Trung và thi theo tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc; trực tiếp thảo luận với giáo sư hướng dẫn làm các thủ tục nhập học; học 2 thứ tiếng song song là tiếng Trung và tiếng Anh, phải tham gia ít nhất 25 buổi hoạt động học thuật (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung) có liên quan đến chuyên ngành nghiên cứu… Ngoài ra còn phải tập làm quen với phương pháp học mới, với văn hoá của bạn bè quốc tế, cân nhắc trong chi tiêu…

Anh Thái Trường Giang.

“Bí quyết” thành công của anh chính là không ngừng cố gắng, nỗ lực hết sức, vượt qua nhiều rào cản, nắm bắt kiến thức mới... Ngoài thời gian học, anh phải trau dồi những kỹ năng mềm, ra ngoài tiếp xúc với người bản xứ, kết bạn, giao lưu, trao đổi học tập, tham gia các buổi dã ngoại, đi thực tế với người bản xứ. Đặc biệt là phải am hiểu về phong tục tập quán của Việt Nam để cùng trao đổi, giao lưu với các bạn ngoại quốc và người bản xứ để nâng trình độ  ngoại ngữ. Bên cạnh đó, lòng tự tôn dân tộc cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công.

Đầu năm 2015, anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Kỹ thuật môi trường. Trở về nước sau 5 năm miệt mài học tập, anh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình với cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học - công nghệ, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau.

Anh Giang chia sẻ: “Dù công tác bất kỳ đâu cũng sẽ phục vụ, cố gắng làm hết trọng trách của mình”. Với suy nghĩ ấy, anh đã góp phần cùng đơn vị triển khai các dự án nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế như: các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân; các mô hình nuôi cá chình, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học, cung ứng chế phẩm sinh học với giá cả phù hợp, hiệu quả trong nuôi trồng thuỷ sản, xử lý môi trường… Ở lĩnh vực môi trường, anh thường được mời tham gia hội đồng xét duyệt hoặc nghiệm thu các đề tài nghiên cứu

“Tôi còn nợ bà con Cà Mau”

“Rất nhiều người đã tìm cơ hội để được làm việc ở những thành phố lớn. Còn chị, tại sao lại về nơi cực Nam Tổ quốc xa xôi này?” - “Đúng là tôi đã và cũng vẫn có những cơ hội để được làm việc ở một số thành phố lớn với mức thu nhập khá, nhưng tôi đã từ chối và sẽ từ chối những cơ hội đó. Nơi sinh ra tôi là xứ Kinh Bắc, nơi tôi trưởng thành là cực Nam của Tổ quốc. Môi trường sống ở Cà Mau khá tốt, cuộc sống của tôi ổn! Đến đây thì ở lại đây, bây giờ bén rễ, xanh cây, nên sẽ không đi đâu nữa”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau, vui vẻ tâm tình.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nhung (giữa).

Quyết “bám rể” ở Cà Mau, năm 2001, chị học cao học, tập trung học tập, nghiên cứu về lĩnh vực thuỷ sản. “Dù biết là hơi chéo ngành, trẹo nghề, nhưng vì đây là kinh tế mũi nhọn của Cà Mau nên khó khăn mấy cũng học đến cùng. Đó cũng chính là cách tôi thể hiện tình yêu của mình đối với Cà Mau”, chị Nhung bộc bạch.

Càng học càng thấy mình thiếu hụt tri thức nên chị tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Mặc dù luận án đã thành công, học vị đã được công nhận, nhưng chị chưa mấy hài lòng về mình, chỉ nghĩ mình mới đạt đến ngưỡng của học vị, còn có xứng đáng với học vị đó hay không còn phải tiếp tục học tập và trau dồi nhiều kiến thức chuyên môn.

Điều suy nghĩ, trăn trở của chị là lối sống lệch lạc của một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên, vì đa số các em thiếu hụt rất nhiều kiến thức về kỹ năng sống. Do vậy, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trẻ nhà giáo còn là tuyên truyền phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức, lẽ sống, tình thương yêu con người, sống vì cộng đồng, tránh lối sống vô cảm của một số bạn trẻ hiện nay.

“Một món nợ tôi thiếu với bà con Cà Mau tôi hứa sẽ cố gắng trả trong thời gian tới là làm sao để có những sản phẩm khoa học, giúp nhà chức trách có thêm luận cứ khi hoạch định chính sách nông nghiệp lĩnh vực thuỷ sản, giúp bà con mình có đời sống kinh tế ổn định và phát triển hơn”, chị Nhung cho biết.

Uy tín, trung thực, gần gũi nhân dân

Tốt nghiệp Đại học Nông - Lâm TP Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Phương Bình không xin công tác tại các sở, ngành tỉnh mà tình nguyện về nơi chôn nhau cắt rốn của mình để góp sức xây dựng quê nghèo vươn mình đi lên. Thời điểm đó, Tạ An Khương Đông là 1 trong 3 xã được chia tách từ xã Tạ An Khương (ngày 1/1/2001), tỷ lệ hộ nghèo cao. Năm 2010, xã có 20,3% hộ nghèo, qua quá trình phấn đấu nay giảm còn 6,9%, dù còn cao hơn bình quân chung của tỉnh nhưng đó là kết quả sự nỗ lực lớn của Đảng bộ và Nhân dân trong xã.

Anh Nguyễn Phương Bình (trái).

Suốt quãng thời gian phấn đấu, anh từng làm công tác địa chính, công tác văn phòng UBND xã, Bí thư Chi đoàn cơ quan, đôi lúc kiêm thủ quỹ. Với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cùng sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các đồng nghiệp, ngay trong nhiệm kỳ 2001-2005, anh được bầu vào cấp uỷ, vào Ban Thường vụ Đảng uỷ, sau đó được bầu Phó Chủ tịch HĐND xã, rồi được bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã. Năm 2009, anh giữ chức Chủ tịch UBND xã. Đến năm 2012 đắc cử Bí thư Đảng uỷ (tại thời điểm đó, anh là Bí thư Đảng uỷ xã trẻ nhất tỉnh).

Với sự xông xáo, nhiệt huyết của mình, anh Bình đã tạo nên “màu áo mới” cho quê hương, xây dựng môi trường làm việc có giờ giấc chuẩn, áp dụng chính sách, pháp luật theo quy định, thay đổi dần tác phong làm việc ở cơ quan, nâng cao hiệu quả công việc. Theo anh Bình, công tác chỉ đạo, lãnh đạo phải luôn sâu sát trong dân, khi nhận phản ánh trực tiếp phải có sự tiếp thu và hướng xử lý thì mới tạo được niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân.

Trước đây xã chưa có lộ, nhờ được Nhà nước đầu tư cùng Nhân dân chung sức, nay toàn xã có 4 km lộ nhựa, 40 km lộ đal. Kết quả này có một phần sức nhỏ của anh, chính là sáng kiến vận động Nhân dân tự bỏ vốn làm lộ rộng khoảng 1-1,2 m đoạn đi qua nhà mình. Sáng kiến này được bà con đồng tình ủng hộ. Đối với hộ khó khăn hay kỳ kèo không làm, anh hiến cả tháng lương hơn 4 triệu đồng để tiếp sức, và anh đã thành công ở các tuyến ấp Tân Phong A và Tân An B, dần nhân rộng toàn xã. Với sáng kiến này, anh được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2010. Và qua gợi ý của anh, 1 chi bộ ấp thực hành tiết kiệm, vận động đoàn thể mua được 1 dàn máy vi tính, 1 máy in, nối mạng internet đặt ở trụ sở ấp để bà con truy cập thông tin, đọc báo. Được biết, đây là “mô hình” chỉ duy nhất có ở xã Tạ An Khương Đông./.

Bài và ảnh: Lan Uyên

赞(927)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【bongdaketqua】Những trái tim đầy nhiệt huyết vì quê hương