【lịch giải đức】Tổng cục Hải quan phản hồi Hải quan TP Hồ Chí Minh vụ 22.000 lon sữa viện trợ
Cục Thú y nói gì về việc cấp phép 22.000 lon sữa Australia ủng hộ TPHCM chống dịch?ổngcụcHảiquanphảnhồiHảiquanTPHồChíMinhvụlonsữaviệntrợlịch giải đức | |
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Rà soát container tồn đọng tại cảng biển | |
Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: Trên 200 trường hợp vi phạm được phát hiện qua máy soi |
Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục cho hàng XK. Ảnh: T.H |
Trả lời Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh về việc vướng mắc thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa viện trợ, Tổng cục Hải quan cho biết, theo trình bày và tài liệu gửi kèm công văn thì lô hàng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi do nhóm thân hữu Sydney và Công ty sữa Nutrico (quốc tịch Úc) viện trợ cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là hàng hóa do nước ngoài viện trợ phi dự án cho Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì hàng hóa viện trợ không thuộc trường hợp miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.
Do vậy, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh trao đổi, báo cáo với Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh để triển khai thực hiện hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 2055/ATTP KN ngày 1/11/2021 của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế đối với lô hàng viện trợ là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh chỉ đạo cho phép đưa hàng hóa về bảo quản trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan theo quy định hiện hành.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tô Thị Bích Châu (đoàn TP Hồ Chí Minh) đã lấy ví dụ về một lô hàng với 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh về nước đã 1 tháng nhưng không lấy ra được.
Bà Tô Thị Bích Châu cho biết, thời điểm đó Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh đã xin ý kiến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT). Trong khi Cục Thú y chỉ trong 2 ngày trả lời đồng ý thì Cục An toàn thực phẩm lại đề nghị TP Hồ Chí Minh hỏi Chính phủ.
“Chúng tôi gửi công văn đến Chính phủ thì cũng giao về cho Cục An toàn thực phẩm trả lời, vậy tại sao không tham mưu luôn, nêu chính kiến của mình?” bà Châu cho biết và nhấn mạnh cách làm của Cục An toàn thực phẩm là đúng quy trình nhưng không đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Từ đó, nữ đại biểu mong Chính phủ tạo ra cơ chế hành chính thực sự thông thoáng, quy được trách nhiệm của từng bộ, ngành và từng cán bộ trong việc tham mưu.
(责任编辑:World Cup)
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Thời trang thảm đỏ Oscar 2023
- ·Cơ hội đón đơn hàng từ Hội chợ đồ gỗ VIFA ASEAN 2023
- ·Mua vàng ngày vía thần Tài: Ai được lợi nhất?
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Hơn 20.000 lượt người mua sắm tại Hội chợ Công Thương vùng Đông Nam Bộ
- ·Kết quả tài chính
- ·Ngày văn hoá Việt Nam tại Saintes
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Du lịch nội địa đóng góp phục hồi kinh tế
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp nhất trong 11 năm
- ·Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành: Giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp
- ·Tìm thấy thi thể người vợ mất tích cùng chồng trên sông
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Việt Nam tham dự Triển lãm Du lịch quốc tế Iran lần thứ 16
- ·Nhập khẩu hàng hóa tháng 7 duy trì mức tăng nhẹ
- ·Nữ giảng viên bị 2 đối tượng tự xưng công an “thao túng tâm lý” hoảng loạn
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Hà Nội đốc thúc sở, ngành trả đất cho 5.700 hộ dân huyện Mê Linh