Sáng 3/1,ủtướngXâydựngvănhóasốvănhóamạngtrongsạchlànhmạkết quả trận galaxy tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chínhdự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL).
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại những quan điểm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, thể thao và du lịch: Văn hóa là nền tảng tinh thần, là sức mạnh nội sinh; văn hóa còn thì dân tộc còn; văn hóa soi đường cho quốc dân đi; văn hóa có tính dân tộc, khoa học, đại chúng; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội…; Thể thao có ý nghĩa quan trọng mang lại sức mạnh vật chất, thể chất và sức mạnh tinh thần, ý chí, mỗi công dân khỏe mạnh, có ý chí kiên cường thì cả dân tộc khỏe mạnh, có ý chí kiên cường; Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Theo Thủ tướng, bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước dựa trên nội lực, 3 trụ cột chính: con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử.
"Dân tộc ta không bao giờ khuất phục trước khó khăn, thách thức và trước bất cứ kẻ thù nào. Có những lúc tưởng đã bị dồn vào chân tường nhưng chúng ta vẫn kiên cường, ứng biến linh hoạt để nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", Thủ tướng nhấn mạnh.
Vì thế, Thủ tướng mong muốn và tin tưởng những người làm công tác VHTTDL tiếp tục chung sức, đoàn kết, đồng lòng, đổi mới sáng tạo hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024, góp phần vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Ghi nhận báo cáo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng về thành công rõ nét của ngành văn hóa trong năm qua - là sự chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa", Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn và thách thức.
"Tiềm năng lớn, nhưng thể chế, cơ chế, chính sách cho VHTTDL còn hạn hẹp. Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc chưa hoàn thiện (thiếu chính sách cho các di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh). Chưa xây dựng được chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển triển văn hóa và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Chưa phát huy được hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí. Đời sống vật chất và tinh thần của một số nghệ sĩ, vận động viên... cần những cơ chế, chính sách phù hợp hơn. Các khu vực thành thị thiếu quỹ đất, nông thôn thiếu kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao quần chúng...", Thủ tướng phát biểu.
Lĩnh vực du lịch đạt nhiều kết quả hồi phục tích cực, song vẫn đứng trước nhiều thách thức. Một số vụ việc phức tạp để kéo dài gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, bức xúc trong dư luận. Công tác truyền thông chính sách cần tích cực hơn.
Nhận định năm 2024 sẽ tiếp tục khó khăn hơn năm 2023, Thủ tướng chỉ đạo Bộ VHTTDL:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc, tập trung triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về văn hóa, nhất là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
Thứ hai,quyết tâm tạo đột phá trong công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển VHTTDL; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ ba, tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, khai thác di sản; từng bước giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về di sản. Kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn trong phát triển văn hóa, thể thao, du lịch nhanh và bền vững.
Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa. Thủ tướng bày tỏ trăn trở, mong muốn đất nước tiếp tục có thêm những công trình, thiết chế văn hóa, thể thao tầm vóc, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa tạo dấu ấn đột phá, tầm cỡ thế giới; đồng thời khai thác, phát huy hiệu quả tối đa những công trình, thiết chế đã có.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, xây dựng đạo đức, nhân cách con người, đề cao chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội. Xây dựng văn hóa số, văn hóa mạng trong sạch, lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc.
Thứ tư, củng cố nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao. Đổi mới phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại"; quyết liệt thực hiện hiệu quả Chương trình bơi an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam đến năm 2030.
Đẩy mạnh phát triển thể thao thành tích cao chuyên nghiệp, thực hiện chiến lược đầu tư trọng điểm cho các môn thể thao Việt Nam có lợi thế, đề xuất các giải pháp có tính đột phá trong việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển lực lượng vận động viên trẻ tài năng…
Thứ năm, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Du lịch 2017; sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đổi mới mạnh mẽ phương thức, nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số nhằm tăng cường kết nối hạ tầng dịch vụ, hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong du lịch.
Phát triển du lịch theo hướng "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện". Tập trung triển khai các chương trình, chiến lược, đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để đề xuất những cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển toàn diện, đồng bộ ngành du lịch (như về thuế, đất đai, tự chủ, cơ chế phối hợp…).
Thứ sáu, quan tâm hơn nữa việc xây dựng đội ngũ cán bộ; chăm lo đời sống, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất thiết thực, nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện chính sách phù hợp đối với những người làm việc trong ngành VHTTDL.
Thứ bảy, đẩy mạnh liên kết nội vùng, liên kết vùng, liên kết quốc gia và liên kết quốc tế với phương châm "một cung đường, nhiều điểm đến", xây dựng con đường di sản quốc gia, con đường di sản quốc tế, kết nối thể thao, kết nối con người "từ trái tim tới trái tim". Quan tâm thúc đẩy, bảo đảm tiếp cận bình đẳng về văn hóa, thể thao, du lịch với vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đặc biệt là với những người yếu thế.
Thứ tám, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan Trung ương, giữa các địa phương, các ngành, giữa Trung ương và địa phương, giữa các lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực thể thao, lĩnh vực du lịch.
Chuyển biến tư duy từ 'làm văn hóa' sang 'quản lý nhà nước về văn hóa'Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định thành công rõ nét của ngành văn hóa trong năm qua là sự chuyển biến tư duy từ "làm văn hóa" sang "quản lý nhà nước về văn hóa".