【bang xep hang bong da ha lan】Đau đầu nợ thuế
Ngay từ những ngày đầu năm,Đauđầunợthuếbang xep hang bong da ha lan trong bối cảnh cân đối ngân sách khó khăn do giá dầu giảm mạnh, người đứng đầu ngành Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan rốt ráo thu hồi nợ đọng thuế. Thông thường, vào khoảng từ giữa đến cuối năm, việc thu hồi nợ đọng thuế mới được cơ quan thu đốc thúc triển khai.
Nếu phân tích kỹ hơn, trong tổng số hơn 74.000 tỷ đồng tiền nợ thuế, vẫn có những khoản khó khả năng thu hồi. Về mặt nghiệp vụ, cơ quan Thuế luôn phân loại nợ: Nợ có khả năng thu, nợ khó có khả năng thu và nợ chờ xử lý để từ đó có giải pháp phù hợp.
Ví như số nợ thuế của DN giải thể, đóng cửa, ngừng hoạt động; hay DN có người đại diện theo pháp luật đã chết, mất tích hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú là khó có khả năng thu hồi. Ngay cả trường hợp số tiền nợ có khả năng thu, cơ quan quản lý cũng phải hết sức quyết liệt và sử dụng hiệu quả các biện pháp cưỡng chế mới thực hiện được. Đó là chưa kể số tiền chậm nộp và phạt chậm nộp cũng được tính vào nợ thuế. Số tiền này cũng khó thu hồi bởi nợ gốc, DN còn trả khó khăn thì nói gì đến tiền phạt chậm nộp.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí từng chia sẻ với báo chí về vấn đề này. Ông đã dùng các từ "thận trọng", "vạn bất đắc dĩ" để chỉ biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người nợ thuế. Bởi vì, biện pháp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN. Thế nên, cơ quan Thuế không thể tùy tiện áp dụng.
Để thu hồi hiệu quả nợ thuế về ngân sách, được biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, chỉ đạo cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp kiên quyết thu nợ thuế góp phần giảm số tiền thuế nợ, tăng thu cho NSNN. Theo đó, không thể không kể đến vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ DN đảm bảo vừa duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, tạo nguồn thu cho ngân sách, từ đó giảm dần số tiền nợ đọng thuế. Ngoài ra, việc công khai thông tin người nợ thuế; tăng cường thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật là hết sức cần thiết.
Đứng trên góc độ của cơ quan thu, việc hỗ trợ DN phát triển sản xuất, kinh doanh để nuôi dưỡng nguồn thu mới là biện pháp bền vững, lâu dài, góp phần tăng thu cho ngân sách. Thế nên, các biện pháp mạnh tay như cưỡng chế các DN trây ỳ nộp thuế, hay cưỡng chế tài khoản ngân hàng... cũng là việc làm "cực chẳng đã".
相关推荐
- Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- Vướng mắc phân bổ vốn ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư công
- Huy động hơn 800 người chữa cháy rừng ở Sa Pa
- Phú Yên tiếp tục tạm giữ 4,5 tấn đường nghi nhập lậu từ Thái Lan
- Ray Tomlinson
- Tuyển Futsal Việt Nam tự tin trước trận đấu quan trọng với Paraguay
- Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 153 phát hành ngày 22/12/2019
- TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 5 tháng tăng hơn 14%