您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【sevilla vs real sociedad】Ngành Tài chính: Linh hoạt chính sách tài khóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Cúp C23人已围观

简介Cơ quan thuế, hải quan triển khai nhiều giải pháp nhằm chống thất thu, góp phần tăng thu về cho ngân ...

hải quan

Cơ quan thuế,ànhTàichínhLinhhoạtchínhsáchtàikhóagópphầnổnđịnhkinhtếvĩmôsevilla vs real sociedad hải quan triển khai nhiều giải pháp nhằm chống thất thu, góp phần tăng thu về cho ngân sách. Ảnh: T.T.

Trong bối cảnh hết sức khó khăn, ngành Tài chính đã quyết tâm, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) đề ra; điều hành thu, chi ngân sách chủ động ứng phó với dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Trình Quốc hội, Chính phủ nhiều chính sách quan trọng

Là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, số lượng các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng theo kế hoạch của Bộ Tài chính luôn rất lớn. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2020, trước diễn biến đại dịch Covid-19, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế của Bộ Tài chính được thực hiện chủ động, đáp ứng yêu cầu về tiến độ, đảm bảo chất lượng. Công tác xây dựng chính sách thời gian qua vừa góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – NSNN, vừa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 3 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 9 (Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác); trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 5 nghị quyết, trong đó 2 nghị quyết đã được thông qua (Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều và biểu mẫu trong phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14).

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 12 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định; đồng thời, ban hành theo thẩm quyền 63 thông tư về lĩnh vực quản lý tài chính - ngân sách, tập trung vào các cơ chế, chính sách về thuế, cắt giảm phí, lệ phí hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, quản lý chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả, phát triển thị trường tài chính, dịch vụ kế toán, bảo hiểm, quản lý ngân quỹ nhà nước.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thường xuyên rà soát, hệ thống hóa danh mục văn bản pháp luật; cập nhật thông tin về văn bản mới ban hành, đăng tải đầy đủ, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và Cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật, chính sách chế độ mới; hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho doanh nghiệp, người dân.

Nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ các dự thảo nghị định về: Sửa đổi, bổ sung quy định chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; chuyển đơn vị sự nghiệp thành công ty cổ phần.

Có thể nói, đây là khối lượng công việc rất lớn, tuy nhiên, Bộ Tài chính đã hoàn thành, đảm bảo tiến độ và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc quản lý tài chính - ngân sách cũng như tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thu khó khăn, phải triệt để tiết kiệm chi

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Đến hết tháng 6/2020, cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý gia hạn nộp tiền thuế và tiền thuê đất cho trên 109 nghìn doanh nghiệp và 40 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh, với tổng số tiền hơn 43 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ) quyết định miễn, giảm một số loại thuế, phí và lệ phí với giá trị dự kiến khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó: Nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế và người phụ thuộc; giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác có tổng doanh thu chịu thuế năm 2020 không quá 200 tỷ đồng; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng đến hết năm 2020; giảm 50% lệ phí trước bạ, giãn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 nhằm kích thích cả sản xuất và tiêu dùng trong nước... Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã rà soát, cắt giảm một số khoản phí và lệ phí với mức giảm cao nhất lên đến 70%.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá dầu thô thế giới giảm sâu, kết hợp với việc thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, phí và các khoản thu khác, nên thu NSNN những tháng đầu năm có xu hướng giảm. Tính đến hết tháng 6/2020, tổng thu NSNN ước đạt 668,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 41,8% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 51,7%); thu ngân sách địa phương đạt 47,4% dự toán (cùng kỳ năm 2019 đạt 54,6%). Chỉ có 34/63 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, 24/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ.

Về điều hành chi NSNN, trong bối cảnh thu ngân sách khó khăn, nhưng vẫn phải tăng chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bố trí trong dự toán được giao để thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng.

Tổng chi NSNN đến hết tháng 6 ước đạt 729,4 nghìn tỷ đồng, bằng 41,8% dự toán. Nhìn chung, công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, đảm bảo chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ.

Quyết tâm đạt cao nhất dự toán thu ngân sách

Theo Bộ Tài chính, mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1,81%, kim ngạch cả xuất và nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ, thì khả năng đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo các kịch bản Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến cân đối thu-chi NSNN.

Để phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và NSNN năm 2020 đã được Quốc hội quyết định, đòi hỏi nỗ lực phấn đấu rất lớn của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương.

Từ nay đến cuối năm, ngành Tài chính đã đề ra 10 nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện. Trong đó, sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Theo đó, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tài khoá, kể cả các giải pháp về thuế, phí để trình cấp có thẩm quyền quyết định, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tiếp theo đó là tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2020; quyết tâm thu đạt mức cao nhất dự toán Quốc hội quyết định.

Đồng thời, tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Các bộ, ngành, địa phương quản lý chi NSNN chặt chẽ, theo dự toán. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả kế hoạch năm 2019 chuyển sang). Các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn lực hợp pháp khác để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, trong đó có nhiệm vụ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai.

Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương; tăng cường công tác quản lý giá, thị trường, tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính; đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.

Bộ Tài chính sẽ siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản...; chủ động hợp tác, hội nhập tài chính quốc tế; chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2021, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2021-2023.

Với các nhóm nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, toàn ngành Tài chính quyết tâm vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2020 ở mức cao nhất, góp phần hoàn thành thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020, tạo tiền đề thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025./.

Minh Anh

Tags:

相关文章