Empire777Empire777

【ty so uc】Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Toàn tỉnh có 181 HTX,ảiphpphttriểnhợptcxnngnghiệty so uc trong đó HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp chiếm hơn 76%. Số HTX này đóng góp khá lớn cho phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm nhất, dễ bị ảnh hưởng và chèn ép bởi những lĩnh vực khác, vì vậy cần có giải pháp phát triển bền vững.

Nhờ dịch vụ cung cấp cây giống chanh không hạt của HTX Nông nghiệp Thạnh Phước mà nhiều lao động địa phương đã phát triển kinh tế gia đình.

Các HTX nông nghiệp được ưu tiên theo hướng trước hết là phục vụ phát triển kinh tế hộ. Thời gian qua, HTX đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động. Như HTX Nông nghiệp Thạnh Phước, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, mỗi tháng tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động nhờ làm vườn ươm cây giống. Nhiều hộ dân trong khu vực này có thu nhập ổn định nên có đủ vốn tích góp vào tu bổ, chăm sóc mảnh vườn. Ông Phùng Văn In, thành viên HTX, cho biết: “Hồi đó, tôi là hộ cận nghèo của xã, nhưng nhờ tham gia HTX đã học được kỹ thuật trồng chanh, làm thuê cho HTX nên có thu nhập ổn định khoảng 3 triệu đồng/tháng. Từ số tiền này, tôi tích góp chuyển đổi 5 công vườn trồng mít Thái kém hiệu quả sang trồng chanh không hạt. Bây giờ, sau hơn 3 năm trồng chanh tôi đã khá giả với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”.

Còn huyện Châu Thành A không chỉ nức tiếng với xoài cát Hòa Lộc Bảy Ngàn ngon ngọt, đẹp mắt mà còn nổi danh với biệt đội bao trái xoài ra đời từ HTX. Ông Lưu Bá Lộc, Giám đốc HTX Xoài cát Bảy Ngàn, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Hồi đó, HTX làm xoài được các thầy ở Trường Đại học Cần Thơ hướng dẫn bao trái làm cho trái đẹp, bán giá cao. Nhiều người dân thấy hiệu quả nên phong trào dần lan tỏa. HTX cũng bắt đầu làm dịch vụ bao trái cho thành viên. Nhưng diện tích xoài của huyện quá nhiều nên lao động ở địa phương đã đến học cách bao trái rồi thành lập đội đi làm gia công cho các chủ vườn trong toàn tỉnh. Nhờ vậy mà mỗi mùa xoài, thanh niên trai tráng trong thị trấn này đều có thu nhập bạc triệu trong tay”. Ông Trần Tứ Hải, Đội phó Đội bao trái, thị trấn Bảy Ngàn, cho biết: “Nhờ HTX gợi mở dịch vụ bao trái xoài mà 10 anh em trong đội lúc nào cũng có việc làm ổn định, thu nhập cao. Hàng năm, từ tháng 8 âm lịch là anh em có việc làm đến qua tết. Năm nào cũng vậy, đơn đặt hàng nhiều làm không xuể nên phải thuê thêm người mới kịp tiến độ cho các nhà vườn”.

Nhìn chung, đại bộ phận HTX nông nghiệp đều tổ chức được các dịch vụ cần thiết để phục vụ nhu cầu của nông dân như dịch vụ tưới tiêu, phân bón, hút bùn, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu và vận chuyển… Các dịch vụ này không những giúp chi phí sản xuất của nông hộ giảm xuống mà còn từng bước nâng dần hiệu quả kinh tế nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Nhiều HTX đã mở rộng hoạt động dịch vụ lên cao hơn là tiêu thụ nông sản cho thành viên, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập, cũng như góp phần ổn định kinh tế hộ, tham gia tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Nhìn trên bình diện chung của nền kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế thì HTX nông nghiệp vẫn còn yếu kém, vẫn mong manh trước thời buổi kinh tế thị trường. Vì vậy, HTX nông nghiệp cần phải tổ chức quy hoạch theo một hướng mới, bền vững và sản xuất theo mục tiêu chú trọng chất lượng. Theo đó, HTX nông nghiệp cần được đầu tư trang bị các kỹ thuật tiên tiến, sản xuất theo chuẩn an toàn, sạch để cung cấp cho thị trường những sản phẩn uy tín. Hơn nữa, qua việc hỗ trợ, ứng dụng tiến bộ khoa học sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất thì đầu ra tiêu thụ mới nâng được giá trị lợi nhuận. Hơn nữa, HTX nông nghiệp cần được tăng cường đầu tư, nâng cấp về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn, nguồn nhân lực cũng phải được đào tạo bài bản, trẻ hóa. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động hỗ trợ tài chính, tín dụng là một phần khá quan trọng để gia tăng sức mạnh kinh tế.

Để thực hiện điều này, nhiều năm qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ HTX nông nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, các cấp trong tỉnh đã mở được hơn trăm lớp tập huấn kiến thức về HTX, về nông nghiệp, đào tạo cho cán bộ quản lý HTX, nông dân tham gia học tập. Song song đó, việc hỗ trợ tài chính, tín dụng được đẩy mạnh thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX. Qua đó, có 29 lượt HTX vay hơn 12,6 tỉ đồng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Các HTX mua được máy móc, trang thiết bị để phục vụ nhu cầu thiết yếu, thậm chí cho dịch vụ kinh doanh của tập thể. Ông Nguyễn Thành Lâm, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vị Thủy 1, huyện Vị Thủy, cho hay: “Nhờ vay được hơn 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX mà HTX mua được chẹt, máy gặt đập liên hợp và các thiết bị khác để mở rộng dịch vụ cắt lúa. Hơn nữa, nhờ có máy cắt mà thành viên thu hoạch lúa giảm chi phí so với thuê máy bên ngoài”.

Về hỗ trợ ứng dụng khoa học thì đã có không ít HTX được áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến. Như HTX Xoài cát Bảy Ngàn cũng đã sản xuất xoài đạt chuẩn VietGAP với quy mô hơn 22ha, HTX Cam xoàn Phương Phú thì được xây dựng nhãn hiệu cam xoàn Phụng Hiệp và sản xuất cam theo chuẩn GAP… Ngoài ra, tất cả các HTX nông nghiệp của tỉnh còn được hỗ trợ miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, từ đó chi phí cho các hoạt động giảm xuống, lợi nhuận cuối năm cũng được gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, những hỗ trợ đều chưa thể phát huy hết được sức mạnh tiềm năng HTX nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, mỗi HTX nông nghiệp phải tự biết phát huy tiềm lực của tập thể mà vận dụng, phát triển cho xứng tầm. Mỗi thành viên phải chung sức để sản xuất, đóng góp cho tập thể HTX ngày càng phát triển. Nhất là tất cả các thành viên tham gia HTX nhất định phải góp một lượng vốn tối thiểu để có khả năng đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ. Như vậy mới thực hiện theo đúng tinh thần của Luật HTX năm 2012. Điều này cũng từng bước nâng cao trách nhiệm của thành viên đối với HTX. Ngoài ra, tất cả HTX nông nghiệp phải xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có định hướng phát triển kinh doanh bằng nhiều dịch vụ tổng hợp từ dịch vụ đầu vào, đầu ra. Tất cả các HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp phải hoạt động có hiệu quả, năng suất, chất lượng, dịch vụ phải tốt, làm ăn có lãi. Để từ đó, phấn đấu nâng cao lợi nhuận, phát huy ảnh hưởng, tác động hỗ trợ kinh tế hộ thành viên phát triển.

Để đạt được định hướng này, Nhà nước cần phải có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ HTX phát triển. “Liên minh HTX tỉnh luôn làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ, hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ để HTX phát triển. Trong đó, chú trọng đến công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX, nhất là cán bộ quản lý, kế toán HTX. Cùng với đó, chúng tôi chủ động tìm các doanh nghiệp, các ngành để tăng cường khả năng tiếp cận, hỗ trợ các nguồn lực về tài chính, tín dụng đối với HTX. Thúc đẩy khả năng liên kết hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các HTX ngày càng phát triển bền vững, chất lượng hơn”, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Trần Văn Thắng cho hay.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

赞(81)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【ty so uc】Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp