Theângcaochấtlượngkêkhaithuếđiệntửkeo nha cai 5. como thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2017, công tác quản lý khai thuế có kết quả khá khả quan với tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã nộp đạt 96%. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ khai thuế đúng hạn đạt tới 93% và tỷ lệ người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế qua mạng đạt 99,74%. Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, năm vừa qua công tác quản lý khai thuế có kết quả khá khả quan nhờ nỗ lực của toàn ngành Thuế.
Đáng chú ý, theo Tổng cục Thuế, hiện cả nước có trên 636 nghìn doanh nghiệp đã hoàn thành đăng kí dịch vụ khai thuế điện tử với cơ quan thuế. Con số này đạt tỷ lệ 99,74% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động với hầu hết các loại hồ sơ khai thuế phải nộp của người nộp thuế và các hồ sơ, báo cáo khác mà người nộp thuế phải nộp cho cơ quan Thuế như: Báo cáo tài chính doanh nghiệp, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, ấn chỉ…
Theo nhận định của Tổng cục Thuế, trong quá trình vận hành hệ thống ứng dụng Quản lý thuế tập trung (TMS), việc đảm bao xử lý đầy đủ, kịp thời dữ liệu trên hệ thống ứng dụng là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng quản lý người nộp thuế. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh khai thuế điện tử đạt mục tiêu nêu tại Nghị quyết 19 và Nghị quyết 36a của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thực hiện điện tử và tự động hóa các quy trình nghiệp vụ trong nội bộ cơ quan Thuế, ngay từ đầu năm 2017, Tổng cục Thuế đã phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát các vấn đề liên quan đến tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hạch toán số thuế phải nộp của người nộp thuế kê khai vào TMS để theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, đôn đốc nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tuy nhiên, qua rà soát, bên cạnh các vấn đề dẫn đến chất lượng cơ sở dữ liệu của TMS (như quy định hạch toán tờ khai phức tạp, lỗi ứng dụng… đã được Tổng cục Thuế nâng cấp, xử lý) thì có tình trạng chất lượng hồ sơ khai thuế điện tử do người nộp thuế gửi đến cơ quan Thuế vẫn còn nhiều lỗi. Theo đó, vẫn còn có khoảng từ 8-10% hồ sơ khai thuế điện tử không đủ điều kiện để cơ quan Thuế tiếp nhận và hạch toán tự động vào cơ sở dữ liệu TMS tương đương khoảng 40.000 hồ sơ khai thuế mỗi tháng.
Đối với các hồ sơ khai thuế này, cơ quan Thuế phải xử lý thủ công, đôn đốc yêu cầu người nộp thuế sửa lỗi, nộp lại hồ sơ khai thuế… làm mất thời gian của cơ quan Thuế. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng dữ liệu không ghi nhận được vào hệ thống, hồ sơ khai thuế không được hạch toán nhưng người nộp thuế vẫn đi nộp thuế theo số đã kê khai dẫn đến nộp thừa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến theo dõi nghĩa vụ của người nộp thuế, số nợ, số nộp thừa chưa được đầy đủ và chính xác.
Theo lý giải của cơ quan Thuế, với những vướng mắc này, nguyên nhân chủ yếu do người nộp thuế chưa nắm vững các quy định về khai thuế. Thực tế, có nhiều trường hợp khai thuế chưa đúng kỳ tính thuế, thiếu các thông tin bắt buộc, nộp tờ khai bổ sung trước khi nộp tờ khai chính thức hoặc khai sai các thông tin liên quan đến đại lý thuế đã đăng ký với cơ quan Thuế…
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, sang năm 2018, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục nâng cấp Cổng thông tin điện tử để triển khai mở rộng trên toàn quốc đối với các dịch vụ như: Chức năng đăng ký thuế và quản lý tài khoản, nộp tờ khai, tra cứu nghĩa vụ kê khai, nhận thông báo thuế… đặc biệt là kiểm tra ràng buộc tờ khai vừa giấy vừa điện tử của tờ khai quyết toán thuế Thu nhập cá nhân.
Trong năm 2018, trọng tâm của ngành Thuế sẽ là làm tốt tất cả các tờ khai đã hạch toán. Do vậy toàn ngành cần rà lại toàn bộ, mã hóa và chuẩn hóa các lỗi. Cùng với đó, Tổng cuc Thuế sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá chất lượng kê khai. Đặc biệt, ngành Thuế sẽ chuẩn hóa các báo cáo đánh giá tình hình quản lý khai thuế khai thác tập trung, tự động trên hệ thống ứng dụng TMS và sẽ dựa vào đây để theo dõi, đánh giá công tác quản lý khai thuế tại địa phương.