当前位置:首页 > Thể thao

【soi kèo israel】Sự khốc liệt của thi lớp 10, thi tốt nghiệp THPT và nỗi lòng thầy giáo toán

Tôi biết một anh và một chị trước học đại học ở Việt Nam nhưng sau khi tốt nghiệp đã đến Mỹ định cư. Điều đặc biệt ở hai người này là dù họ giỏi nhưng con cái của họ còn giỏi hơn.

Con đầu của chị năm nay 18 tuổi,ựkhốcliệtcủathilớpthitốtnghiệpTHPTvànỗilòngthầygiáotoásoi kèo israel vừa học xong trung học ở bên Mỹ và đã từ chối những trường như Harvard để nhập học vào Brown - một trường top của top các trường đại học ở bên Mỹ. Còn con cả của người anh cũng đã được Harvard chấp nhận vào năm học này.

Lớp đại học của tôi có rất nhiều người giỏi, có người thi Toán quốc tế, thi Tin học quốc tế, rồi ở ngoài đời tôi cũng gặp rất nhiều người giỏi nhưng chuyện học Harvard hay Brown thì thực sự là điều rất cao siêu với chúng tôi. 

Tôi có trao đổi với hai anh chị, và họ nói rằng nếu ở Việt Nam, con của họ sẽ không thể được nhận vào những trường này.

Và thực tế, với những người bạn đại học của tôi đang sinh sống tại Việt Nam, chưa một người nào có con được nhận vào những trường top đầu của Mỹ.

Học sinh TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Người anh và người chị nói trên cho biết rằng sở dĩ các cháu có kết quả tốt như vậy bởi vì môi trường học tập đã giúp phát huy hết khả năng tiềm ẩn. Con của người chị vừa học tốt vừa là một nghệ sĩ piano thượng hạng. Cháu không chuyên nhưng đã đoạt giải rất cao ở những đấu trường âm nhạc uy tín. 

Chị bảo do không có chuyện thi cử khắc nghiệt như ở Việt Nam từ nhỏ tới lớn, nên con chị mới có thời gian mà luyện đàn, giúp đạt giải cao trong nhiều cuộc thi âm nhạc. Chính những giải thưởng âm nhạc này là điểm cộng rất lớn để giúp cháu được nhận vào đại học Brown.

Ở Việt Nam, chúng ta khi nghĩ lại đời học sinh thì chuỗi những kỳ thi vất vả có lẽ là điều ám ảnh với đa số mọi người. Nào là thi vào lớp 6, thi vào lớp 10, thi tốt nghiệp trung học phổ thông... Đặc biệt là kỳ thi vào lớp 10, bởi nếu trượt thì đi làm cũng không được do các em còn nhỏ, cho đi học nghề thì không ổn, mà không cho đi học nữa cũng không xong.

Tôi là một giáo viên Toán đã có chút kinh nghiệm, thỉnh thoảng có phụ huynh nhờ kiểm tra xem con mình có học được không, thú thực là tôi ít khi phải đưa những bài toán hóc búa để kiểm tra mà chỉ là một bài rất bình thường. Sau đó, tôi chỉ cần nhìn cách em trình bày, nếu rõ ràng, khoa học là biết em đó có thể học được.

Tuy nhiên, tôi thường nói chuyện với các em, đưa ra một vấn đề rồi xem cách xử lý. Qua cuộc nói chuyện, tôi có thể đánh giá các em có học được hay không.

Sau nhiều năm, tôi nhận thấy rằng đây là cách đánh giá rất chuẩn xác. Từ đó, tôi liên tưởng đến việc các trường của Mỹ khi tuyển sinh thì bài luận là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Họ đã rất văn minh khi đánh giá năng lực của học sinh qua bài luận. Vậy thì có thể có những cách đánh giá khác mà vẫn đánh giá được năng lực học sinh chứ không phải nhất thiết tổ chức thi tuyển như chúng ta đang làm?

Học sinh hiện nay gặp rất nhiều áo lực. Xem một khảo sát được công bố mới đây thì có hơn 18% học sinh từng có ít định tự tử. Học sinh là vậy, còn phụ huynh căng thẳng vì chuyện thi cử của con mình cũng không ít. Cần phải coi đây là một chuyện lớn, vô cùng nghiêm trọng của xã hội và của ngành giáo dục. Chúng ta cần có hành động quyết liệt, hợp lý để giải quyết. 

Tranh cãi về việc có nên tổ chức kỳ thi vào lớp 10 hay bỏ thi tốt nghiệp THPT làm tôi nhớ đến một định lý nổi tiếng trong Toán học: Định lý Không hoàn hảo của nhà toán học lỗi lạc Kurd Godel. Nhờ định lý này mà ông được tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn là Nhà Toán học xuất sắc nhất của thế kỷ 20.

Đại ý của định lý này là: Trong một Không gian Toán học nào đó sẽ có những bài toán không thể chứng minh được từ những tiên đề của Không gian đó. Ví dụ như trong Không gian Toán học Euclit mà chúng ta vẫn học từ lớp 1 đến lớp 12 thì vẫn có những bài toán mà ta không thể chứng minh được từ những tiên đề Euclit.

Áp dụng vào trong cuộc sống của chúng ta, có những điều, những sự việc diễn ra một cách phi tuyến tính, phi logic, vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết và tưởng tượng của chúng ta. Tư tưởng "Think Diffirent" của Apple và Steve Jobs là một minh chứng hùng hồn.

Quay trở lại hiện thực cuộc sống, tuyển sinh vào lớp 10 bằng cách thi tuyển hay kỳ thi tốt nghiệp THPT đã diễn ra nhiều năm, quen thuộc đến mức mà chúng ta luôn nghĩ rằng đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình mới thì cần phải nghĩ khác, làm khác.

Không có cách đánh giá nào là hoàn hảo mà chỉ có cách phù hợp. 

Hãy có những thay đổi mạnh mẽ, để khi nhớ lại, quãng đời học trò sẽ là những ký ức êm đềm chứ không phải ám ảnh thi cử. Nhất là để các em học sinh có thời gian nghỉ ngơi vui vẻ, có thể lĩnh hội được những kỹ năng cần thiết khác cho tương lai dài rộng sau này.

Anh Phạm

分享到: