Sau khi Cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu (Global Methane Pledge)được đưa ra tại COP26 nhằm mục đích giảm lượng khí thải mê-tan toàn cầu ít nhất 30% so với mức năm 2020 vào năm 2030, vai trò của hợp tác quốc tế ngày càng được nhấn mạnh.
Thế giới đang vật lộn với khủng hoảng khí hậu leo thang, và khí mê-tan nổi lên như một vấn đề nhức nhối. Với công nghệ quan sát Trái đất, con người đã ước lượng được mức độ phát thải khí mê-tan trên toàn thế giới, cũng như tác động thảm khốc của chúng đối với hành tinh: Trong 20 năm đầu tiên trong khí quyển, khí mê-tan có sức nóng gấp 80 lần so với carbon dioxide (CO2).
Tại hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Cam kết giảm phát thải metan toàn cầu (GMP) được đưa ra để các nước chung tay giải quyết loại khí nhà kính (GHG) này. Cam kết nhằm mục đích cắt giảm ít nhất 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu so với mức năm 2020 vào năm 2030. Nhưng đưa ra cam kết là một chuyện; thực hiện lại là chuyện khác.
Tại sao hợp tác quốc tế lại quan trọng?
Gạt sang một bên những khác biệt vì mục tiêu giảm sự nóng lên toàn cầu là điều tối quan trọng. Vì vậy những ví dụ hợp tác như Mỹ và Trung Quốc đang rất được hoan nghênh. Tham gia các cuộc đối thoại, đưa ra các sáng kiến toàn cầu để cùng hợp tác trong hành trình giảm khí mê-tan sẽ giúp các nước có thể hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung cũng như mục tiêu phát triển của mình.
Một số sáng kiến nhưĐối tác Giảm khí mê-tan và Đốt cháy toàn cầu (Global Flaring and Methane Reduction Partnership), nhằm hỗ trợ mạnh mẽ giảm khí mê-tan ở các nước đang phát triển, cũng đang được Ngân hàng Thế giới khởi xướng với nguồn tài trợ đáng kể.
Trong các sáng kiến quốc tế, sử dụng các công cụ như công nghệ quan sát Trái đất vẫn là điều bắt buộc, vì đây là nguồn kiến thức khách quan của bên thứ ba, không bị ảnh hưởng bởi lợi ích riêng của quốc gia hoặc khu vực. Báo cáo Theo dõi Đốt cháy khí toàn cầu năm 2024của Ngân hàng Thế giới, phần lớn dựa trên dữ liệu quan sát Trái đất, cho thấy việc đốt cháy khí đã tăng trong năm nay, tăng 7% kể từ năm 2022 mặc dù sản lượng dầu chỉ tăng 1%.
Khi tiến gần đến COP29, tất cả các quốc gia phải tăng cường nỗ lực để đạt được mục tiêu giảm khí mê-tan của mình. Điều này sẽ cần được thể hiện trong các kế hoạch chi tiết, khả thi, những chương trình thực hiện với nỗ lực bền bỉ, chính sách mạnh mẽ cùng sự hợp tác quốc tế sâu rộng.
Cải thiện ở những điểm nào?
Việc giảm thiểu khí mê-tan toàn cầu rõ ràng có những thách thức nhất định, song cũng tương đối dễ dàng và ít tốn kém hơn nếu so với các chiến lược giảm khí nhà kính khác. Nhiều công nghệ giảm khí mê-tan có hiệu quả về mặt chi phí và có thể được triển khai nhanh chóng, khiến việc giảm thiểu khí mê-tan trở thành "chiến thắng dễ dàng" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ví dụ, việc khắc phục rò rỉ trong cơ sở hạ tầng dầu khí và thu giữ khí thừa có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải ra khí quyển với lợi tức đầu tư nhanh chóng. Các biện pháp này nằm trong số các chiến lược khí hậu hiệu quả nhất về mặt chi phí, khi việc bán khí thu được có thể bù lại một phần chi phí thực hiện.
Điểm thứ hai, mặc dù lượng khí thải mê-tan có thể được xác định và giảm xuống tương đối dễ dàng, nhưng bức tranh toàn cảnh vẫn đáng lo ngại. Nhiều đơn vị phát thải khí mê-tan lớn không thực hiện được các cam kết của mình.
Một hiện tượng đáng báo động không kém là tình trạng thiếu báo cáo về lượng khí thải mê-tan, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí. Mô hình gần đây của Diễn đàn kinh tế Thế giới cho thấy cường độ khí mê-tan lớn hơn 16,1 lần so với cường độ do các nhà sản xuất dầu khí báo cáo. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các cơ chế giám sát minh bạch, dựa trên dữ liệu khách quan, bổ sung cùng cơ chế tự báo cáo, để đảm bảo các cam kết không chỉ được tuân thủ trên giấy tờ mà còn trong thực tế.
Một số quốc gia đang đạt những tiến bộ đáng kể
Kể từ COP 26, Brazil đạt được tiến bộ khi thiết lập các hướng dẫn về giảm khí mê-tan trong lĩnh vực dầu khí của nước này, với các quy định dự kiến được đưa ra vào cuối năm 2025. Ai Cập cũng ở trong tình thế tương tự: họ có kế hoạch xây dựng các quy định về khí mê-tan trong nước vào cuối năm 2024.
Một số quốc gia đạt được tiến bộ rõ rệt. Các quốc gia EU, sau khi được hỗ trợ và tham vấn với một số đối tác, triển khai các quy định toàn diện về khí mê-tan bao gồm giám sát và giảm thiểu đối với cả nhiên liệu hóa thạch sản xuất trong nước và nhập khẩu cũng như kiểm tra rò rỉ bắt buộc và lệnh cấm các hoạt động xả khí và đốt khí. Cách tiếp cận chủ động của EU đóng vai trò là ví dụ tốt cho việc làm thế nào xây dựng các khuôn khổ pháp lý có thể dẫn đến giảm phát thải đáng kể.
Nigeria cũng có những bước tiến lớn theo Chương trình thương mại hóa khí đốt Nigeria (NGFCP), nhằm mục đích thu giữ hơn một nửa tổng khối lượng khí đốt trong nước. Chương trình này cũng nhắc lại tầm quan trọng của các sáng kiến quốc gia ưu tiên giảm khí mê-tan và đảm bảo thực thi các hướng dẫn.
Tại Việt Nam, một phần các chủ trương, chính sách giảm phát thải khí mê-tan gắn với giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp. Các biện pháp như sử dụng công nghệ cao, nghiên cứu cải thiện về giống cây trồng, thức ăn vật nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng được khuyến khích và hỗ trợ để giảm thải khí mê-tan một cách hiệu quả.
Sau cam kết tại COP26, Thủ tướng ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 nhằm thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu.
Quan điểm của Việt Nam tại Quyết định số 942 được ghi rõ: Giảm phát thải khí mê-tan nhằm thực hiện Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; là cơ hội để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân; quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.
Để thực hiện cam kết này, ngày 14/3/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, nhằm đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, thực hiện nỗ lực quốc gia giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải khí mê-tan năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
下一篇:Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
相关文章:
- Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- Quế Anh tiếc nuối vì bỏ lỡ một điều tại Miss Grand International 2024
- Nam Em để lộ vết bầm gây chú ý
- Kỳ Duyên tiếp tục lập thành tích tại Miss Universe
- Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- Một hoa hậu đình đám ăn mặc mát mẻ sau khi hết nhiệm kỳ
- Chân dung cô gái bị tước vương miện sau chung kết Miss Grand 2024
- Hoa hậu Thanh Thủy tạo dáng nhí nhố trước khi có thông báo quan trọng
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Mr Nawat tha thứ cho Hoa hậu Hòa bình Myanmar
相关推荐:
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Sự cố của Á vương Thế giới 2024
- Thanh Thủy thẳng tiến vào Top 8: Tự hào nhan sắc Việt năm 2024
- Hoa hậu Đỗ Thị Hà nói gì trước những thắc mắc khi review da?
- Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- Ngày về nước của Hoa hậu Kỳ Duyên sau khi thi quốc tế
- Tỉnh đầu tiên thu được tiền từ trồng lúa giảm phát thải CO2
- Kỳ Duyên có màn chào sân mãn nhãn tại chung kết Miss Universe 2024
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Nữ người mẫu 2 lần bị phản bội nay lẻ bóng, nhan sắc tàn tạ rõ rệt