Loãng xương thường diễn biến một cách âm thầm. Người mắc bệnh sẽ không cảm nhận được các dấu hiệu cho đến khi những dấu hiệu này trở nên rõ ràng. Thông thường,ấuhiệunhậnbiếtloãngxươngkhôngnênbỏnhan dinh osasuna những dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Dưới đây là ba dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị loãng xương:
1. Gãy xương do một lực rất nhỏ tác động
Một người thường gãy xương khi có những va chạm mạnh như gãy xương trong tai nạn xe hơi hoặc ngã cầu thang… Tuy nhiên, nếu gãy xương chỉ với một cú va chạm nhẹ hoặc bị một vật rơi vào người ở một khoảng cách ngắn, rất có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh loãng xương.
2. Đau xương hoặc khớp không giải thích được
Thời gian đầu, bệnh loãng xương không gây ra triệu chứng nào vì tình trạng mật độ xương giảm dần xảy ra rất chậm, thậm chí một số người không bao giờ xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, khi loãng xương khiến xương gãy hoặc vỡ, người bệnh có thể bị đau tùy thuộc vào loại gãy xương. Nhiều yếu tố có thể gây đau xương hoặc khớp nhưng loãng xương cũng có thể là nguyên nhân. Chấn thương xảy ra khi xương không có đủ sức mạnh để hỗ trợ trọng lượng cơ thể của bạn. Bất cứ lúc nào bạn bị đau xương hoặc khớp mà không thể giải thích được nguyên nhân, rất có thể tình trạng này liên quan đến vấn đề sức khỏe xương.
3. Giảm chiều cao hoặc bị gù
Loãng xương có thể dẫn đến giảm chiều cao do đĩa đệm giữa các đốt sống trong cột sống bị khô và teo đi. Khi cột sống có tuổi, nó cũng có thể bị cong do mật độ xương giảm dần (loãng xương). Thậm chí, một vài người còn có thể bị gãy xương cột sống nếu không phát hiện kịp thời hoặc gặp các chấn thương ở vùng lưng.
Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào ở trên, hãy đi khám bác sĩ để yêu cầu kiểm tra mật độ xương. Loãng xương chỉ có thể được chẩn đoán bằng cách đo mật độ xương. Việc điều trị loãng xương hiệu quả nhất khi nắm bắt được mức độ của bệnh.