Nguyên liệu chính cho nhiều lĩnh vực sản xuất TheảnxuấtkhícôngnghiệpAntoànlàtrênhếvdqg nhậto báo cáo của Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), tại Việt Nam, hiện có một số loại khí công nghiệp phổ biến như: Ôxy, nitơ, axetylen, argon, khí nén, N2O, hêli, hydrô và khí trộn. Nhu cầu thị trường về các sản phẩm khí công nghiệp ở Việt Nam khoảng 320 triệu m3/năm, trong đó, ôxy 48%, nitơ 51%, phần còn lại là các loại khí hiếm như argon, hydro, CO2, N2O, hêli, khí trộn. Phần lớn các khí hiếm chưa sản xuất được trong nước, phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong thời gian tới, dự báo, nhu cầu của một số loại khí như ôxy, nitơ, CO2, sẽ có mức tăng trưởng từ 10 - 20%/năm. Ngoài sử dụng trong công nghiệp, khí công nghiệp còn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế như vệ sinh y vụ, hồi sức, thở, tẩy hấp, bảo quản lạnh, vô khuẩn, đặc biệt là khí ôxy phục vụ cấp cứu bệnh nhân…
Cả nước hiện có 500 doanh nghiệp liên quan đến sản xuất khí công nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một số nhà máy khí công nghiệp lớn như: Công ty Sovigas thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Messer với dây chuyền công nghệ của Đức công suất 16.500 m3/h, Tập đoàn Air Liquide dây chuyền công nghệ của Pháp công suất 14.000 m3/h, Công ty Gas Việt Nhật (VIJAGAS) công suất 17.500 m3/h… Đánh giá về lĩnh vực khí công nghiệp, ông Nguyễn Văn Thanh - Cục trưởng Cục Hóa chất - chỉ ra, sự phát triển của ngành khí công nghiệp là tiền đề và động lực thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như hàn, cắt kim loại; đóng và sửa chữa tàu biển; chế biến thực phẩm đông lạnh; dược; điện tử, luyện thép; làm sạch đường ống dẫn khí… và một số ngành công nghệ ứng dụng như lưu hóa cao su, tôi thép đặc chủng, sản xuất kính, phân bón… "Hiện nay, khí công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các nhà xưởng và doanh nghiệp sản xuất. Các hệ thống cấp khí công nghiệp cũng vì đó mà phát triển nhiều, dẫn khí công nghiệp, khí trong y tế, khí gas đều được hệ thống dẫn khí làm tốt vai trò, phục vụ cho nhu cầu sản xuất" - ông Nguyễn Văn Thanh khẳng định. Quản lý chặt hướng đến tiêu chí an toàn Trên thực tế, khí công nghiệp cũng là một loại hóa chất nguy hiểm được quản lý bởi Luật Hóa chất và các văn bản dưới luật, cụ thể: Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số 32/2017/TT-BCT, Thông tư số 32/2017/TT- BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. Với đặc tính đặc biệt dễ cháy, nổ theo tiêu chí của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại, ghi nhãn hóa chất chất GHS, các loại khí công nghiệp thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh hoặc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp và cần được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn. Các quy định được áp dụng cho khí công nghiệp bao gồm: Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất; thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; yêu cầu về đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất; báo cáo hoạt động hóa chất hàng năm… Liên quan đến vấn đề này, ông Văn Huy Vương - Phó Trưởng phòng Quản lý hóa chất (Cục Hóa chất) - lưu ý, đối với các loại khí công nghiệp được sản xuất có thành phần chứa hóa chất nguy hiểm, các tổ chức, cá nhân phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến đặc điểm, tính chất, thông tin phân loại, ghi nhãn và phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm theo các quy định hiện hành. Đáng chú ý, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các khí công nghiệp thuộc phụ lục IV Nghị định số 113/2017/NĐ-CP trình Bộ Công Thương phê duyệt và tự xây dựng, ban hành biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi đưa dự án vào vận hành. Đồng thời, thực hiện các thủ tục về đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh/hạn chế sản xuất, kinh doanh với các cơ quan có thẩm quyền.
|