Xác định tuổi nghỉ hưu đủ tuổi,ổinghỉhưucủacôngchứcnăti le cuoc bong da hom nay trước tuổi và quá tuổi
Tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức được thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động 2019.
Cụ thể, theo khoản 1, Điều 60 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định công chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của cán bộ công chức năm 2025 trong điều kiện lao động bình thường đối với lao động nam là 61 tuổi 3 tháng, nữ là 56 tuổi 8 tháng.
Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… tuổi nghỉ hưu thấp nhất của lao động nam là 56 tuổi 3 tháng, của lao động nữ là 51 tuổi 8 tháng.
Đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt, tuổi nghỉ hưu cao nhất của lao động nam không quá 66 tuổi 3 tháng, lao động nữ không quá 61 tuổi 8 tháng.
Chính sách nào cho công chức về hưu trước tuổi?
Việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị Quyết 18 của Trung ương, dự kiến sẽ có nhiều người được giải quyết chế độ cho về hưu trước tuổi quy định.
Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Dự thảo này do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo.
Để thực hiện chính sách, Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi và được cấp thẩm quyền đồng ý thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định pháp luật về BHXH.
Cán bộ thuộc diện nêu trên còn được hưởng thêm trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài ra, cán bộ nghỉ hưu trước tuổi cũng được hưởng một số chế độ khác như: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số 20 năm đầu công tác, có đóng BHXH; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương…
Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết, đối với người còn dưới 5 năm công tác, nên có chính sách giải quyết, động viên về hưu sớm với tinh thần “về sớm nhường chỗ cho người ở lại”.
Với những người này, nhà nước nên ban hành chính sách về hưu thông thoáng như về không phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu, hoặc có thể trừ ít, thậm chí hỗ trợ một khoản tiền như chính sách lâu nay vẫn làm để họ bảo đảm cuộc sống khi thôi làm nhà nước.
Đặc biệt, với những người về hưu trước tuổi nhưng vẫn còn khả năng làm việc, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ để họ có thể làm việc, cống hiến cho xã hội.