游客发表
发帖时间:2025-01-25 21:06:55
Ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên bước qua ranh giới liên Triều |
Giới chuyên gia nhận định cuộc gặp ngẫu hứng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khu phi quân sự đã đem lại cho các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vốn bị đình trệ sau hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, một cú huých cần thiết. Tuy nhiên, giờ là lúc khó khăn nhất để biến ngoại giao thành kết quả.
Không thể phủ nhận rằng cuộc gặp diễn ra vào phút chót tại khu phi quân sự Panmunjom giữa hai miền Triều Tiên đã giúp ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ tại vị đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên và tạo ra lịch sử. Cuộc gặp Panmunjom là cơ hội giữ thể diện cho cả hai nhà lãnh đạo sau khi họ không đạt thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội tháng 2 năm nay. Cuộc gặp cũng giúp Washington làm thay đổi những suy nghĩ cho rằng Mỹ là trở ngại cho việc đạt tiến bộ trong tiến trình phi hạt nhân hóa, đồng thời củng cố khẳng định của ông Trump rằng ông là chuyên gia trong việc sử dụng các mối quan hệ cá nhân để thúc đẩy các lợi ích của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc gặp lần ba này cũng đem lại cho ông Kim nhiều không gian chính trị đối nội hơn ở trong nước để chứng minh việc tiếp tục chính sách ngoại giao là có giá trị bởi Tổng thống Mỹ vẫn đang can dự với Bình Nhưỡng.
Những chuyến công du đáng chú ý của Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Đoàn tàu bọc thép của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ tới Vladivostok trong ngày 24/4 trước thềm cuộc gặp thượng định với Tổng thống ... |
Điều vẫn chưa rõ ràng là liệu có sự thay đổi trong "hố sâu" ngăn cách về lập trường giữa Washington và Bình Nhưỡng, vốn là rào cản đối với tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, hay không. Tiến sĩ Scott Seaman, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tập đoàn tư vấn rủi ro Âu-Á có trụ sở tại Mỹ, cho rằng: "Trừ phi ông Kim đưa ra được một cam kết rõ ràng và có thể chứng minh đối với việc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình, hoặc Tổng thống Trump cam kết cho phép nhà lãnh đạo Kim cắt giảm kho vũ khí của ông thay vì từ bỏ hoàn toàn, khả năng các cuộc đàm phán sẽ quay trở lại lộ trình và tiếp tục duy trì là rất nhỏ”. Trong khi đó, một số nhà phân tích nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ hơn trong lập trường của Mỹ, thoát khỏi cách tiếp cận “được ăn cả, ngã về không” tại hội nghị thượng đỉnh Hà Nội và tiến tới cách tiếp cận thực chất hơn. Ông Trump phát biểu rằng dù các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên vẫn được duy trì, song ông đang hướng tới việc dỡ bỏ chúng - và không nhất thiết chỉ vào lúc tiến trình phi hạt nhân hóa kết thúc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vui mừng khi đặt chân tới đất Nga, để ngỏ khả năng thăm Nga lần nữa Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bày tỏ vui mừng khi đặt chân tới đất Nga và cho biết đây không phải là ... |
David Santoro- Giám đốc chương trình chính sách hạt nhân của Diễn đàn Thái Bình Dương- đánh giá các cuộc đàm phán dường như đang quay trở lại lộ trình, đồng thời kêu gọi một cách tiếp cận tập trung ít hơn vào vấn đề phi hạt nhân hóa, thay vào đó tập trung nhiều hơn vào vấn đề kiểm soát vũ khí. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta có thể đạt được tiến bộ trên cả mặt trận - hạt nhân lẫn hòa bình - nếu chúng ta thực hiện đúng”.
Triều Tiên đưa ra điều kiện để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với Mỹ Nhà lãnh đạo Triều Tiên - Kim Jong Un đã đưa ra điều kiện để có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 với Mỹ. |
Kết quả tốt nhất của cuộc gặp Trump-Kim vừa qua có thể chỉ là những động thái mang tính biểu tượng hướng tới phi hạt nhân hóa từ phía Triều Tiên và nới lỏng các lệnh trừng phạt từ phía Washington. Vòng tròn của các cuộc gặp thượng đỉnh và rồi lại cãi vã sẽ còn tiếp diễn, trong khi Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. Điều tồi tệ hơn là Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton và một vị tổng thống không có tính nhất quán có thể đưa Mỹ vào một con đường nguy hiểm một lần nữa. Cuộc "biểu diễn" của một Tổng thống đang nỗ lực tái đắc cử vào năm sau ít nhất đã đem lại cam kết hồi sinh các cuộc đàm phán cấp làm việc giữa Mỹ và Triều Tiên. Tuy nhiên, việc “giảm nhiệt” căng thẳng chỉ là một thành công hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh chính ông Trump ngay từ đầu đã khiến rủi ro gia tăng. Vấn đề vẫn còn nguyên đó, và vị trí của Mỹ dường như còn tồi tệ hơn.
Cứng rắn với Trung Quốc, Trump “đánh cược” trong cuộc đua Tổng thống 2020? Lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump với Trung Quốc liệu có khiến ông gặp bất lợi khi cuộc đua vào Nhà Trắng năm ... |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接