【tỷ số trận leipzig】Giải ngân vốn vay WB đã đạt gần 700 triệu USD
作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:03:16 评论数:
Giải ngân vốn vay WB tăng 55%
Sáng ngày 28/10,ảingânvốnvayWBđãđạtgầntriệtỷ số trận leipzig Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về giải ngân vốn vay WB năm 2020. Thứ trưởng Trần Xuân Hà và Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, 9 tháng đầu năm 2020 giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của WB (theo phương thức trực tiếp và tạm ứng vào tài khoản đặc biệt) gần 700 triệu USD, tăng 55% so cùng kỳ năm 2019.
Theo Thứ trưởng, đây là con số đáng ghi nhận kết quả nỗ lực của các bộ, ngành địa cũng như ban quản lý dự án. Tuy nhiên, con số này có cách thức thống kê khác với cách thức thống kê của WB.
Số liệu của Bộ Tài chính cập nhật theo năm tài chính dương lịch từ 1/1/2020 đến cuối năm. So sánh theo cùng kỳ, nhưng được biết, WB thống kê từ 1/7 cho nên mức tăng so với cùng kỳ năm trước theo báo cáo của WB chỉ có 1,7%.
Đề cập tới rút vốn và tài khoản đặc biệt (TKĐB), bà Carolyn Turk cho rằng, WB hoàn toàn hiểu quan điểm của Bộ Tài chính Việt Nam trong việc không muốn có số dư quá lớn trong các TKKB. WB cũng hoàn toàn hiểu nhu cầu của các tỉnh, cơ quan thực hiện là cần phải làm sao thanh toán cho nhà thầu khẩn trương, đúng thời hạn, tránh chậm trễ trong thanh toán dẫn tới bị phạt hợp đồng.
"Chúng tôi sẽ phân tích nguyên nhân vì đâu không thể giải ngân trong các TKĐB", bà Carolyn Turk nói.
Theo bà Nguyễn Xuân Thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) - Bộ Tài chính, trị giá giải ngân vốn WB theo dự toán vốn 2020 của phía Việt Nam, có 64 dự án/tiểu dự án (thuộc 17 khoản vay) được giao dự toán nhưng chưa giải ngân.
Số các khoản vay chưa giải ngân theo năm tài khóa 2021 của WB (tính từ 1/7/2020), có 18/36 khoản vay chưa giải ngân, dẫn đến tỷ lệ giải ngân theo cách tính của WB (số giải ngân/tổng vốn vay cam kết) năm 2021 mới đạt 1,7%.
Tính đến 30/9/2020 có 34 dự án/tiểu dự án vay WB đề xuất trả lại kế hoạch vốn (KHV) 2020 với tổng số KHV đề xuất trả lại bằng 34,6% tổng dự toán được giao của các dự án vay WB.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Theo bà Nguyễn Xuân Thảo, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy giải ngân như về kiểm soát chi thanh toán, trị giá giải ngân thanh toán bám sát trị giá khối lượng hoàn thành được KBNN xác nhận, tỉ lệ xử lý đơn rút vốn tại các thời điểm 31/8/2020 và 30/9/2020 đều đạt bình quân trên 98%; hoặc tiếp tục tăng cường quản lý TKĐB nhưng vẫn đảm bảo thanh toán theo nhu cầu giải ngân.
Số dư nhàn rỗi trên các TKĐB giảm, trong khi đó số rút vốn nhận nợ tăng, thể hiện số vốn được đưa ra thanh toán (cho khối lượng hoàn thành) tăng. Mặc dù giải ngân cao hơn cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ giải ngân vốn WB vẫn thấp so với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn trong nước.
Phát sinh nhiều vướng mắc
Đại diện Cục QLN&TCĐN cho biết, qua tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương cho thấy khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn WB thấp, như: Vướng mắc về phía dự án, bao gồm: Phải điều chỉnh, gia hạn dự án, sửa đổi hiệp định vay; thiết kế dự án không phù hợp, khó triển khai; chậm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thủ tục đầu tư; chậm duyệt F/S, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, tổng dự toán; công tác di dời hạ tầng kỹ thuật chậm, công tác bồi thường tái định cư gặp khó khăn; năng lực nhà thầu hạn chế; dư vốn nhiều, phải đề xuất hủy vốn dư hoặc đề xuất mở rộng dự án để sử dụng vốn dư; việc gửi hồ sơ thẩm định, góp ý, ký hợp đồng vay lại còn chậm...
Bên cạnh đó, mô hình dự án Ô, khoản vay gộp chưa phù hợp với quy định của Việt Nam và chưa thực sự thuận lợi đối với các cơ quan thực hiện. Mô hình giải ngân dựa trên kết quả không hoàn toàn phù hợp với quy định của Việt Nam, do các địa phương không đủ nguồn vốn để hoàn thành kết quả, quy định kiểm soát thanh toán vốn ngân sách nhà nước của Việt Nam là căn cứ chi phí hợp lệ được Kho bạc nhà nước xác nhận, không căn cứ kết quả đầu ra được kiểm đếm.
Vướng mắc về quy trình, thủ tục có: Các dự án phải áp dụng hai hệ thống quy trình, thủ tục về giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư và quy định về mua sắm đấu thầu, dẫn đến xung đột về pháp luật trong một số trường hợp; thực hiện thủ tục phê duyệt cả từ phía cơ quan chủ quản dự án Ô và phía WB còn qua nhiều khâu; thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư và điều chỉnh Hiệp định vay (là Điều ước quốc tế) cũ phải qua nhiều bước.
Một đặc điểm trong giải ngân vốn vay WB là TKĐB. Số dư tạm ứng nhàn rỗi tại thời điểm 30/9/2020 đã giảm 72% so với số dư cuối năm 2019. Cùng với việc số dư tạm ứng giảm xuống, trị giá thực thanh toán đến dự án 9 tháng đầu năm 2020 tăng. Thời gian quay vòng vốn ứng nhanh hơn (thời gian hoàn chứng từ trung bình giảm từ 6-7 tháng xuống còn 3-4 tháng).
Theo bà Nguyễn Xuân Thảo, để thúc đẩy giải ngân, Bộ Tài chính cam kết: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương rà soát, góp phần tháo gỡ vướng mắc trong công tác xây dựng dự án, trao đổi với các đối tác phát triển để có các quy định phù hợp và đơn giản hóa trong các hiệp định vay, đẩy nhanh công tác thực hiện dự án và giải ngân; tiếp tục đẩy nhanh công tác xử lý đơn rút vốn, ký kết hợp đồng cho vay lại, đối chiếu cho vay, thu nợ; nghiên cứu xây dựng dự án trang bị phần mềm để xử lý đơn rút vốn điện tử, nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho công tác giải ngân, đồng thời đảm bảo quản lý an toàn nguồn vốn vay của NSNN.
Còn theo bà Carolyn Turk, khi WB cung cấp nguồn vốn cho Việt Nam cũng có quy trình thủ tục riêng và Việt Nam cũng vậy. Trong bất cứ hoàn cảnh nào khi có 2 hệ thống thì chắc chắn sẽ có vướng mắc, chậm chễ.
Bà Carolyn Turk cho rằng, trong quá trình triển khai sẽ có chậm trễ, khi đó các bên phải nhanh chóng ngồi lại bàn thảo hướng tháo gỡ. Phía WB nỗ lực hết sức thóa gỡ khó khăn, vướng mắc càng nhanh càng tốt, tránh kéo dài ảnh hưởng tới giải ngân các dự án do WB hỗ trợ.
"Theo tính toán của WB về tỷ lệ giải ngân của danh mục dự án của Việt Nam thấp hơn so với những năm trước và thấp hơn bình quân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và danh mục của WB trên toàn thế giới. Đây là thời điểm phù hợp để chia sẻ vướng mắc, tìm tháo gỡ những vấn đề đã được chia sẻ", bà Carolyn Turk nói./.
Đức Minh