当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lịch thi đấu siêu cúp ý】Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu

【lịch thi đấu siêu cúp ý】Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu

2025-01-25 14:41:03 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

Ngày 5/12,ênkếtgiữadoanhnghiệpFDIvàdoanhnghiệptrongnướccònyếlịch thi đấu siêu cúp ý tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Viện KAS tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm

Chia sẻ tại tọa đàm, TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR cho biết, nguồn vốn FDI dồi dào đã cho Việt Nam một hình ảnh mới trên bản đồ thương mại, nhưng chưa thể kéo nền kinh tế lên nấc thang giá trị cao hơn. Nhập khẩu đầu vào để gia công, lắp ráp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, lan tỏa công nghệ yếu.

Cho tới thời điểm hiện tại, khả năng tham gia chuỗi cung ứng đầu vào cho DN FDI của các DN nội địa Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là cung ứng cho các tập đoàn lớn. Trong khi 90% DN FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước thì tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 60%.

Việt Nam chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các DN đầu chuỗi và DN FDI. Các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thấp và có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn.

Ví dụ như các DN Nhật Bản - một trong các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam mua sắm khoảng 32,6% dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ nhà cung cấp địa phương. Con số này thấp hơn nhiều so với các DN FDI của Nhật tại các nước láng giềng như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%), Indonesia (40,5%).

Chia sẻ về mối liên kết giữa các khối DN tại Việt Nam, TS. Trần Thị Mai Thành (Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, các DN nội địa có liên kết mạnh mẽ trong các ngành cơ bản, chế tạo. Nhóm ngành thực phẩm và đồ uống, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy, than và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế có liên kết mạnh mẽ nhất.

Về liên kết giữa các DN FDI và DN trong nước, theo TS. Mai Thành, liên kết sau giữa các doanh nghiệp FDI và nội địa nhìn chung yếu. Ba nhóm ngành có liên kết mạnh mẽ nhất là: dược phẩm, hóa dược và các sản phẩm thực vật; sản phẩm khoáng phi kim loại khác; xe cơ giới, rơ moóc và sơ mi rơ moóc. Còn liên kết giữa các doanh nghiệp FDI khá mờ nhạt và chỉ tập trung vào một số ngành như dược phẩm, sản phẩm giấy, cao su và sản phẩm nhựa.

Đề xuất chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới, nhóm chuyên gia VEPR cho rằng, cần thay đổi các biện pháp hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nói chung, FDI nói riêng bằng hoàn thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bên cạnh đó, cần rà soát toàn bộ hệ thống pháp lý thu hút, ưu đãi đầu tư. Việt Nam sẽ phải giải bài toán hài hòa lợi ích quốc gia và nhà đầu tư. Động lực và yêu cầu để Việt Nam cải cách thể chế, khung pháp lý và cải thiện môi trường kinh doanh trong đó chú trọng khuôn khổ pháp luật minh bạch, bền vững, dễ dự đoán; đảm bảo các quyền tài sản và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách…

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Đình Cung, không phải chỉ đặt vấn đề liên kết giữa DN nội địa với các DN FDI tại Việt Nam mà phải nhìn vào bức tranh chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu lớn hơn nữa. Các DN Việt Nam phải hướng tới các mối liên kết xa hơn, cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读