Quy định "bó chân" doanh nghiệp
Trong buổi họp giao ban tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương ngày 1-7 tại Hà Nội,àsoátbỏbớtdanhmụcquảnlýchuyênngàbạn xếp hạng bóng đá tây ban nha ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thừa nhận, qua rà soát các thủ tục xuất nhập khẩu chuyên ngành thì thấy rằng vẫn còn nhiều rào cản.
“Bên cạnh nhiều bộ, ngành có nhận thức đúng thì vẫn còn nhiều bộ chưa thực hiện đúng. Nhiều bộ ban hành danh mục quản lý chuyên ngành quá dài, đưa những mặt hàng không cần và không phù hợp vào danh mục quản lý. Điều này không phù hợp với tinh thần của Luật Đầu tư sửa đổi”, ông Chinh nói.
Ông Chinh dẫn lại câu chuyện một doanh nghiệp dệt may bị mất hợp đồng tiền tỷ do quản lý chuyên ngành về quân trang, quân phục quy định tại Quyết định 80/2006/QĐ-BQP để minh chứng cho nhận định trên.
Theo Quyết định 80, mặt hàng quân trang, quân phục (đang được sử dụng cho lực lượng vũ trang) không quy định rõ là của Việt Nam hay của các nước khác đều thuộc loại hàng cấm xuất nhập khẩu. Nhưng các doanh nghiệp đều cho rằng, quy định như vậy là chưa rõ và bất hợp lý.
Thực tế, tình trạng các bộ quản lý chuyên ngành “cong vênh” trong quy định quản lý danh mục sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu đang tạo ra nhiều rào cản cho doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thêm khó khăn, kéo theo sự sụt giảm về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Giảm bớt thủ tục
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Mặc dù kinh tế thế giới đã hồi phục nhưng nguồn cung tăng mạnh, trong khi cầu chưa tăng tương ứng nên cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Tất nhiên, vẫn có nhiều cơ hội mở rộng thị trường khi Việt Nam ký kết một số hiệp định thương mại tự do như FTA với Liên minh kinh tế Á – Âu, FTA với Hàn Quốc và sắp tới là FTA với EU, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, ông Chinh nhận định, nếu không có giải pháp kịp thời về vốn, đặc biệt là vốn cho trung và dài hạn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận lãi suất… thì khả năng tận dụng các cơ hội sẽ khó khăn. Xác định vấn đề cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương đang rà soát, yêu cầu các bộ bỏ bớt danh mục quản lý chuyên ngành nếu không cần thiết, trừ sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an ninh.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều giải pháp liên quan đến quản lý nhập khẩu, trong đó có việc xây dựng đề án quản lý nhập khẩu phù hợp cam kết quốc tế theo định hướng chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ông Chinh dẫn chứng, ví dụ như mặt hàng thép, trong 6 tháng đầu năm nhập tới 7 tỷ USD. Đây là mặt hàng không phải quản lý nhưng đáng báo động. Trong khi xuất khẩu giảm thì lượng nhập khẩu lại tăng. Do vậy, Bộ Công Thương đang nghiên cứu để kiểm soát nhập khẩu sắt thép, phân bón bằng các hàng rào phi thuế quan.
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Tính chung, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm. Đáng chú ý, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu ước đạt 52,7 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái (chiếm 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 22,86%, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. |