【kq nagoya】Tìm giải pháp xây dựng Khu kinh tế
Hội thảo có sự tham dự của hơn 300 đại biểu bao gồm lãnh đạo Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam,ìmgiảiphápxâydựngKhukinhtếkq nagoya đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế; tỉnh Savannakhet, Salavan (Lào); tỉnh Mukdahan, Thái Lan; cùng nhiều nhà đầu tưtrong và ngoài nước.
Khu kinh tế- thương mại đặc biệt Lao Bảo được thành lập theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam với tên gọi ban đầu là khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới Lao Bảo - Đensavan.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng phát biểu khai mạc |
Trong những năm qua, Quảng Trị đã từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế, tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, từng bước hình thành nên diện mạo của đô thị vùng biên giới, có nhiều đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Quảng Trị cũng như hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam.
Tuy nhiên, đến nay, do nhiều nguyên nhân, Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo chưa phát triển được như kỳ vọng. Trong đó có những hạn chế bất cập về cơ chế chính sách cần được tháo gỡ, tạo động lực mới cho khu vực Lao Bảo - Đensavan phát triển phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, Hội thảo lần này nhằm giới thiệu nội dung Đề án, đặc biệt là các cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội dự kiến áp dụng tại Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung để lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan có liên quan, đặc biệt là ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam và Lào để tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet tiếp tục hoàn thiện Đề án và dự thảo nội dung Hiệp định giữa hai Chính phủ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Uỷ ban hợp tác Việt Nam - Lào và các bộ, ngành của hai nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết:“ Để Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sớm đi vào vận hành và hoạt động có hiệu quả, tỉnh Quảng Trị đã xác định bên cạnh việc phối hợp nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, thì phải đồng thời tiến hành điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo và phối hợp với tỉnh Savannakhet điều chỉnh quy hoạch Khu Thương mại biên giới Đensavan phù hợp với định hướng phát triển mới và tích cực quảng bá thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật tại hai khu kinh tế, cả ba nội dung trên đang được tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet phối hợp triển khai thực hiện”.
Về phần mình, ông Sen -xắc- su- ly- xắc, Phó tỉnh Trưởng tỉnh Savannakhet (Lào) cho biết, đối với việc thành lập Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Đensavan - Lao Bảo, Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet nhận thấy tầm quan trọng của sự thống nhất cao trong quá trình thành lập và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác để khu kinh tế nói trên chính thức được thành lập, trở thành biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước Lào - Việt Nam, tăng cường và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị tỉnh Savannakhet và tỉnh Quảng Trị, khuyến khích và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được tốt hơn.
“Sau khi chỉnh quyền tỉnh hoàn thành việc nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ của Tập đoàn tư vấn Sakae và kết quả của Hội thảo lần này, Ủy ban chính quyền tỉnh Savannakhet sẽ trao đổi và thống nhất với các ngành liên quan của tỉnh và báo cáo lên Chính phủ (Lào) để xin hướng dẫn việc tổ chức thực hiện theo quy định”, ông Sen- xắc- su- ly- xắc nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để xây dựng Khu kinh tế - thương mại Xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan như một hình mẫu phát triển mới căn bản và thực chất, cần hướng tới hệ tiêu chuẩn thể chế dành cho khu thương mại tự do đẳng cấp cao của thế giới.
Hiện nay, một số địa phương khác của Việt Nam đang nỗ lực xây dựng “thí điểm” thể chế phát triển này. Hải Phòng, Đà Nẵng đang tích cực tìm kiếm hình mẫu thể chế cho khu thương mại tự do của mình trong tương lai. Các kinh nghiệm xây dựng thể chế kinh tế vượt trội – như xây dựng đặc khu kinh tế, “xin” áp dụng và thử nghiệm “cơ chế, chính sách đặc thù” của hàng loạt địa phương (Hà Nội, TP. Hồ chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế) cần được tham khảo để áp dụng vào xây dựng và phát triển Khu Kinh tế - Thương mại Xuyên biên giới Lao Bảo – Đensavan.
“Trong trường hợp này, lợi thế đi sau của Quảng Trị là nổi bật, cần được tận dụng và phát huy tối đa, giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi hành động đơn độc”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.
Hội nghị có sự tham dự của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. |
Về phần mình, đại diện Công ty TNHH Liên Danh Phát Triển Quảng Trị (QTIP) nhận định, nếu Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan có điều kiện thuận lợi về mặt bằng và có các cơ chế ưu đãi vượt trội dành cho doanh nghiệp thì sẽ thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư hạ tầng khu kinh tế.
Đại diện QTIP đề xuất, Đề án cần có các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế đồng thời nghiên cứu áp dụng các mô hình hải quan thông minh – biên giới thông minh- kết nối thông minh mà các nước trên thế giới đang áp dụng nhằm hỗ trợ dòng chảy thương mại, du lịch, vận tải xuyên biên giới 1 cách nhanh chóng, hiệu quả. Mở rộng các hoạt động hợp tác toàn diện hơn bên cạnh thương mại, dịch vụ, đầu tư xuyên biên giới, logistics, còn có phát triển trung tâm đào tạo, bán lẻ, tài chính...
Đại diện 2 địa phương Quảng Trị, Savannakhet cùng các nhà đầu tư, các chuyên gia đi tham quan thực địa tại 2 khu thương mại Lao Bảo - Đensavan |
Trước đó, trong sáng 15/3, trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo, gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã khảo sát thực tế tại Khu Thương mại biên giới Đensavan và khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Đồng thời, 2 tỉnh Quảng Trị và Savannakhet phối hợp với Công ty tư vấn CTS của Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đề xuất các cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, rào cản trong đầu tư của doanh nghiệp vào hai khu kinh tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, đi lại trong phạm vi Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavan.
Đề án “Xây dựng Khu kinh tế - thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Việt Nam) – Đensavan (Lào)” có tổng diện tích đề xuất là là 3.224 ha; trong đó, diện tích phía Việt Nam là là 1.724 ha; diện tích phía Lào là 1.500 ha. Khu vực phát triển bao gồm toàn bộ Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo có diện tích 15.804 ha và Khu thương mại biên giới Đensavan có diện tích khoảng 4.000 ha.
Đề án cũng đề xuất một số chính sách đặc thù chung, trong đó, tăng cường cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư, kinh doanh, phía Việt Nam và Lào cùng đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan trong tỉnh thực hiện cơ chế “một cửa”, giảm tối đa thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân. Hỗ trợ, giúp đỡ các nhà đầu tư kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự ánvà hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi khu kinh tế...
相关推荐
- Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- Một cháu bé tử vong sau khi ăn sáng
- Đồng Phú: Nhiều chương trình, hoạt động vì người nghèo
- Phát huy vai trò công an cơ sở trong đảm bảo trật tự ATGT
- Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- Giai đoạn 2016
- Nồi cháo yêu thương
- Bí thư Đinh La Thăng: Các bộ phối hợp tốt sao người dân vẫn ăn... bẩn?