【nhận định peru】Tiếp tục đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nền kinh tế
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh |
Cần giải pháp thúc đẩy tổng cầu trong nước
Theo Bộ Tài chính, dịch Covid-19 xảy ra đã gây hậu quả nặng nề và kéo dài, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội nước ta. Nếu tính từ năm 2020-2023, tổng trị giá của các gói miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất lên đến khoảng 700 nghìn tỷ đồng. Dự kiến các gói hỗ trợ đã ban hành và thực hiện từ đầu năm 2024 là khoảng 68 nghìn tỷ đồng.
3 lần giảm thuế giá trị gia tăng kích cầu tiêu dùng Tính đến thời điểm này, Quốc hội đã 3 lần ban hành giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể là: Lần 1, từ 1/2 đến 31/12/2022. Lần 2 từ 1/7 đến 31/12/2023. Lần 3 từ 1/1 đến 30/6/2024. Qua 3 lần triển khai, ngân sách nhà nước có thể hụt thu nhưng kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng. |
Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Kết quả, 3 tháng đầu năm 2024 cho thấy nhiều điểm tích cực từ: tốc độ tăng trưởng GDP; chỉ số giá tiêu dùng (CPI); tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa; tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN)…
Tuy nhiên, sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 73,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. So sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong quý I/2024, tổng số doanh nghiệp giảm 14,1 nghìn doanh nghiệp, bình quân một tháng giảm 4,7 nghìn doanh nghiệp.
Mục tiêu tăng trưởng GDP đề ra cho năm 2024 từ 6 - 6,5%. Các tổ chức tài chính, kinh tế toàn cầu mới đây (IMF, ADB, AMRO…) đều đồng loạt đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 so với các nước trong khu vực, nhưng đều thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao.
Bộ Tài chính cho rằng, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo. Sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu còn hiện hữu... Ở trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục xu hướng phục hồi và có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi.
Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước.
Dự kiến giảm thu cả năm khoảng hơn 47,4 nghìn tỷ đồng
Để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, Chính phủ cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã ban hành trong năm 2023 và nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho năm 2024.
Cụ thể, như: tiếp tục xem xét giảm thuế GTGT 2%; gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí và giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong năm 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% (theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội), Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024) và giao Chính phủ tổ chức, thực hiện.
Về tác động đến NSNN, Bộ Tài chính cho biết, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm 2024 giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Cụ thể: khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, số thuế GTGT được giảm theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 khoảng 11,488 nghìn tỷ đồng. Ngoại trừ tháng 2 có kỳ nghỉ tết, bình quân tháng 1 và tháng 3 số thuế GTGT ở khâu nhập khẩu giảm vào khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng và dự kiến khâu nội địa khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2024, dự kiến số thu giảm khoảng 23,488 nghìn tỷ đồng. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế GTGT cho 6 tháng cuối năm thì dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47,488 nghìn tỷ đồng.
Theo đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, ở những thời điểm khó khăn, việc giảm thuế để thực hiện quốc sách “khoan thư sức dân”, yểm trợ cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Việc giảm thuế nhằm tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp, người dân và hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn.
Cú hích giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn Bà Nguyễn Thị Loan - Phó Giám đốc Công ty TNHH Hòa Long, cho biết việc giảm thuế GTGT đã góp phần giảm chi phí phải đầu tư mua hàng. Với số thuế giảm 2%, doanh nghiệp đã tái đầu tư, để giảm giá cho người tiêu dùng hoặc khách hàng. Tuy mức giảm chưa nhiều nhưng doanh nghiệp tin rằng, trong bối cảnh khó khăn chung, việc giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng mức tiêu thụ, từng bước phục hồi. Việc đề xuất tiếp tục giảm thuế cho nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp kỳ vọng và mong muốn Quốc hội thông qua để tiếp tục vượt qua khó khăn. Trả lời báo chí, ông Kim Tea Hoon - Trưởng phòng Tài chính Công ty TNHH Sijong Wise Vina cho biết, giảm thuế là chính sách rất được trông đợi bởi kinh tế khó khăn. Việc Chính phủ giảm thuế là cú hích giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Hiện nay, kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do đó, việc tiếp tục được giảm thuế từ nay đến cuối năm giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả. Hiện nay, việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước đó, mỗi lần Chính phủ đề xuất giảm thuế GTGT đều có ý kiến đề nghị giảm cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cả Quốc hội và Chính phủ đều phải “liệu cơm gắp mắm” khi nhiệm vụ thu NSNN gần đây ngày càng khó khăn, thể hiện qua tỷ lệ huy động vào NSNN (đặc biệt là tỷ lệ huy động từ thuế và phí) trên GDP đang trên đà suy giảm. Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế./. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/135d298969.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。