【bảng xếp hạng bong da】Chứng khoán tuần: Vốn ngoại vẫn là lực đỡ

  发布时间:2025-01-25 18:27:40   作者:玩站小弟   我要评论
Lo ngại ảnh hưởng từ bên ngoàiĐộng thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đi cùng với bảng xếp hạng bong da。

chứng khoán tuầnLo ngại ảnh hưởng từ bên ngoài

Động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đi cùng với những quyết định khơi mào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo trong tuần qua.

Mặc dù VN-Index kết thúc tuần giao dịch đầy biến động với mức tăng 0,ứngkhoántuầnVốnngoạivẫnlàlựcđỡbảng xếp hạng bong da3%, nhưng những tác động quá lớn từ bên ngoài vẫn làm gia tăng mức độ rủi ro chung.

Kết thúc tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh thứ 5 thế giới, sau Mông Cổ (2,34%), Malaysia (1,02%), Nga (0,57%), New Zealand (0,45%).

Tuy nhiên các thị trường chứng khoán phát triển khác lại kém rất xa nhóm dẫn đầu và đều sụt giảm ở mức độ nghiêm trọng. Chỉ số S&P 500 của Mỹ sụt giảm 5,95%, chỉ số DJA sụt giảm 5,67%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 4,88%, chỉ số FTSE của Anh giảm 3,38%, chỉ số CAC40 của Pháp giảm 3,55%, chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 3,58%...

Như vậy mặc dù thiệt hại lớn nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là đánh mất gần hết mức tăng mạnh mẽ có được đầu tuần, nhưng kết thúc vẫn là một tuần tăng điểm. Điều đó vẫn cho thấy sức mạnh nội tại của thị trường trong nước đang cố gắng chống đỡ lại những tác động từ bên ngoài, dù càng về cuối tuần càng ít hiệu quả.

Thị trường chứng khoán thế giới, nhất là thị trường Mỹ, sụt giảm mạnh liên tục về những phiên cuối tuần khiến tình hình trở nên khó khăn hơn. Hiện tại chỉ số S&P 500 đóng cửa đã ngay sát đáy tháng 2, chỉ số DJI đóng cửa đã thủng đáy tháng 2 (theo điểm số đóng cửa). Những lo ngại về tình trạng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang khiến giới đầu tư nhấp nhổm không yên. Trong phiên giao dịch cuối tuần qua của thị trường Mỹ, khi thị trường Việt Nam đã đóng cửa, các chỉ số chứng khoán lại tiếp tục sụt giảm trên 2% với S&P 500 và 1,77% với DJI. Diễn biến này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu đến thị trường Việt Nam vào đầu tuần tới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam không hề có thông tin bất lợi nào xuất hiện trong tuần qua, nhưng mọi sự chú ý tập trung vào các diễn tiến trả đũa thương mại lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước mắt, tình hình căng thẳng này chủ yếu tác động lên diễn biến ngắn hạn của các chỉ số chứng khoán, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam.

Tuy nhiên trong dài hạn hơn, nếu căng thẳng không được hạ nhiệt mà hình thành bối cảnh chiến tranh thương mại thì tình hình xuất khẩu các mặt hàng bị áp thuế cũng như gia tăng bảo hộ và cạnh tranh sẽ khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Đó mới là tác động lâu dài, chứ không phải là tình hình căng thẳng mới dừng ở “tuyên bố chính sách” như hiện tại.

Tuần qua cũng chứng kiến hoạt động bắt đáy khá mạnh mẽ lúc thị trường điều chỉnh mạnh. Phiên giao dịch cuối tuần rất đáng chú ý với quy mô giao dịch 9.293 tỷ đồng, chỉ thấp hơn phiên đầu tuần một chút. Hoạt động bắt đáy mạnh mẽ một phần được hỗ trợ từ kỳ vọng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ dừng đà giảm khi rơi về gần đáy cũng tháng 2/2018.

Thế nhưng trong ngày cuối tuần – sau khi thị trường Việt Nam kết thúc giao dịch – thị trường Mỹ lại giảm sâu hơn nữa. Diễn biến này chỉ được phản ánh lên thị trường Việt Nam trong đầu tuần tới.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/3

Giá đóng cửa ngày 16/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/3

Giá đóng cửa ngày 16/3

Mức tăng (%)

VSI

17.5

22.75

-23.08

NVT

7.07

5.06

39.72

APC

37.9

47.2

-19.7

HOT

28.65

20.55

39.42

HAR

9.35

11.6

-19.4

HU3

14.15

11.7

20.94

IDI

12.8

15.8

-18.99

TIE

10.2

8.61

18.47

AGF

5.23

6.45

-18.91

HU1

9.3

8.1

14.81

HVG

4.8

5.72

-16.08

LBM

38.9

34

14.41

DXV

3.9

4.6

-15.22

MCP

28.6

25.15

13.72

TSC

2.26

2.59

-12.74

FDC

21.25

19

11.84

CDC

17.1

19.5

-12.31

MSN

102

92

10.87

SCD

22.9

26

-11.92

DHG

115

104

10.58

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/3

Giá đóng cửa ngày 16/3

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 23/3

Giá đóng cửa ngày 16/3

Mức tăng (%)

SLS

87

118

-26.27

SDH

1.3

0.9

44.44

SDE

2.7

3.6

-25

API

28.9

21.1

36.97

SJ1

21.1

26

-18.85

SGC

79

59

33.9

CTA

0.5

0.6

-16.67

SPP

7.4

5.7

29.82

VC3

18.5

22

-15.91

NPS

12.5

10.2

22.55

DPC

14

16.5

-15.15

HLD

21.6

17.8

21.35

BLF

3

3.5

-14.29

PSE

10

8.3

20.48

VKC

6

7

-14.29

SCJ

3.6

3

20

PVR

2.5

2.9

-13.79

BST

12

10.1

18.81

MNC

3.8

4.4

-13.64

SJE

27

23.3

15.88

Vốn ngoại chưa từ bỏ

Khi FED thực hiện các bước tăng lãi suất cơ bản, điều khiến các thị trường lo ngại chính là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư ra khỏi các thị trường mới nổi. Tuy nhiên những gì đang diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát tín hiệu về mối lo ngại đó.

Quả thực dòng vốn lại đang chảy vào thị trường Việt Nam ở mức ròng tương đối tốt. Trong tuần rối ren vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khoảng 751,7 tỷ đồng nữa. Đây là sự bù đắp đáng kể cho tuần trước khi các quỹ ETF thực hiện bán ròng lớn, mức vốn rút ra khoảng 439,5 tỷ đồng.

Dòng vốn đầu tư vẫn đang vào ròng đã trở thành một chỉ báo quan trọng, cũng như lực đỡ thực tế trên thị trường. Dòng vốn gián tiếp có độ nhạy cảm cao và rất linh hoạt. Nếu thị trường chứng khoán có dấu hiệu bất ổn, dòng vốn này sẽ ngay lập tức được thu về thông qua các quỹ mở, qũy ETF hay các hợp đồng ủy thác. Biểu hiện chung sẽ là tình trạng bán ròng trên thị trường.

Những sự kiện mới xuất hiện gần đây như FED tăng lãi suất, các rào cản thương mại quốc tế về lý thuyết là sẽ làm gia tăng rủi ro trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy mức độ tác động tới các thị trường là khác nhau, đồng thời việc các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro đến mức nào mới là yếu tố quyết định. Từ đầu năm đến nay, dòng vốn ngoại vẫn đang vào ròng thị trường Việt Nam khoảng 9.700 tỷ đồng, cao gấp 2,8 lần 3 tháng đầu năm 2017. Mức vốn vào tăng lên thì không thể nói rằng thị trường chứng khoán Việt Nam bị đánh giá là rủi ro cao hơn các thị trường khác.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

12.3.2018

6,879.6

771.4

487.2

13.3.2018

6,897.0

830.5

677.7

14.3.2018

7,633.7

571.6

724.8

15.3.2018

7,040.8

614.3

610.3

16.3.2018

9,974.3

1770.0

3276.6

19.3.2018

7,483.0

881.6

950.8

20.3.2018

6,460.0

404.8

633.2

21.3.2018

7,228.6

870.9

604.0

22.3.2018

7,211.5

676.8

425.0

23.3.2018

8,206.8

804.1

586.9

Trọng Nghĩa

相关文章

最新评论