【espanyol – valladolid】Doanh nghiệp cần thận trọng trong bối cảnh thương mại phức tạp
Đây là nội dung Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) lưu ý các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp.
Để ứng phó, giảm thiểu những nguy cơ, tác động tiêu cực do ảnh hưởng của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, cũng như ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu đã làm việc, trao đổi và đề nghị các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, triển khai một số giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Cụ thể, các hiệp hội, ngành hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo để các doanh nghiệp tỉnh táo, thận trọng trong hợp tác làm ăn, đón nhận những dòng đầu tư từ nước ngoài, hướng tới làm ăn bài bản, chân chính; tránh cách làm ăn chụp giật, chạy theo những lợi ích trước mắt, tiếp tay cho các hành vi lợi dụng, núp bóng, gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí thiệt hại đến các ngành sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng các quy định về xuất xứ hàng hóa; chú trọng đào tạo cán bộ nghiệp vụ chuyên phụ trách hoạt động về C/O (chứng nhận xuất xứ hàng hóa) để biết cách kê khai và biết được thủ tục xin cấp C/O.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cần đầu tư kinh phí thích đáng cho việc nghiên cứu cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nghiên cứu các yêu cầu và tiêu chuẩn xuất xứ của từng khu vực thị trường cụ thể, nắm bắt rõ thông tin về các mặt hàng và thị trường được hưởng thuế ưu đãi.
Mặt khác, doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy mở rộng mối quan hệ kinh doanh, thương mại với đối tác thuộc các nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ hoặc với các nước được hưởng ưu đãi khác trong cùng khối kinh tế ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực được các nước cho hưởng ưu đãi áp dụng theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN về những lưu ý đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam - VCCI) nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng liên quan để tìm hiểu cụ thể về những cam kết, quy định trong các hiệp định thương mại liên quan đến ngành sản xuất, kinh doanh của mình. Qua đó, doanh nghiệp có kế hoạch hành động thích hợp để tận dụng cơ hội cũng như có sự chuẩn bị để đối phó với thách thức.
Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào, ở bất kỳ thị trường nào cũng phải quan tâm là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Điều này được thực hiện bắt nguồn từ việc giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng, hay các vấn đề về mẫu mã, quản trị, lao động…
"Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang căng thẳng thương mại như hiện nay sẽ có những tác động chuyển hướng thương mại nhiều chiều của các đối tác, của nước nhập khẩu cũng như của nước là đối thủ cạnh tranh của chúng ta trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi những thông tin, động thái về thị trường và các yếu tố khác liên quan để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất, kinh doanh cho hợp lý, nhanh chóng tiếp cận thị trường khi cơ hội đang rộng mở" - bà Trang nhấn mạnh.
Cũng theo bà Trang, trong quá trình tổ chức thực thi Hiệp định CPTPP, nước ta cần đẩy nhanh hoạt động về chính sách hay các giải pháp để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng ưu đãi về thuế quan (ví như đơn giản hóa về chứng nhận xuất xứ hàng hóa); hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận cũng như hiểu được các quy định, cam kết trong hiệp định bởi có rất nhiều cam kết phức tạp…/.
Tố Uyên
下一篇:Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
相关文章:
- Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- Con tàu xa hoa của giới siêu giàu có sân bay, bệnh viện riêng
- Người yêu đầu tiên và duy nhất chỉ có trong cổ tích, ngôn tình
- Yan My diện váy đỏ lệch vai khoe dáng gợi cảm
- Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- Hồ bơi tự nhiên trên vách đá bậc thang ở Italy
- Lời dặn của chồng qua điện thoại với ô sin trẻ khiến vợ đứng không vững
- Tháng đầu tiên của năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần 18 tỷ USD
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Làm sao để gạo, rau quả, đồ gỗ chinh phục thị trường Anh?
相关推荐:
- Chuyên Gia AI
- Xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử mang về thêm 1,5 tỷ USD
- Quy hoạch cảng hàng không: Cần có chiến lược dài hơi
- Rực rỡ hoa đào giữa mùa xuân nước Úc
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Khách hàng Hảo Hảo sẵn sàng ‘đi đu đưa’ cùng Hoài Linh, Tóc Tiên ở Maldives
- Tâm sự người vợ đi xuất khẩu lao động, chồng ngoại tình bên bà chủ quán bia
- Kỳ lạ người có 20 ngón chân, 12 ngón tay
- Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- Hà Nội: Nhu cầu đầu tư căn hộ vẫn ảm đạm
- Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- 1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung