【tỉ số nice】Thị trường chứng khoán: Điểm số biến động khá mạnh, nhưng thanh khoản vẫn “bình chân”
Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch (29/7 – 2/8) với biến động tương đối mạnh. Chỉ số VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm trong tuần. Đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua chính là phiên giảm mạnh -24,ịtrườngchứngkhoánĐiểmsốbiếnđộngkhámạnhnhưngthanhkhoảnvẫnbìnhchâtỉ số nice55 điểm diễn ra vào ngày 1/8, khiến chỉ số VN-Index đóng cửa dưới cả ngưỡng 1.230 điểm. Chỉ số hồi lại khá tốt phiên cuối tuần nhưng vẫn không lấy lại được những gì đã mất và chủ yếu cũng chỉ nhờ lực cầu bắt đáy cuối phiên giúp chỉ số VN-Index lội ngược dòng thành công.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.236,6 điểm, giảm -5,51 điểm, tương đương -0,44% so với tuần trước. Chỉ số đã hồi lên vùng giá 1.255 điểm trong 3 phiên cuối cùng của tháng 7, nhưng áp lực bán tăng đột ngột phiên đầu tiên của tháng 8 đã khiến chỉ số điều chỉnh về vùng hỗ trợ dưới 1.200 – 1.211 điểm. Chỉ số hồi phiên cuối tuần nhưng cũng không đủ lực để lấy lại vùng kháng cự 1.245 – 1.255 điểm.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng diễn biến tương tự khi điều chỉnh khá mạnh so với tuần trước. Cụ thể, chỉ số HNX-Index kết tuần tại mốc 231,56 điểm, giảm -5,1 điểm, tương ứng giảm -2,15% so với tuần trước; trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index cũng giảm -1,41 điểm, tương đương -1,48%, còn 93,77 điểm.
Thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận diễn biến không tích cực về các nhóm ngành. Một số ngành tăng điểm tuần qua nhưng mức tăng không lớn như: thực phẩm và đồ uống, dầu khí, hay ngân hàng… Trong khi đó, số lượng ngành giảm điểm nhiều hơn, dù tổng thể mức độ giảm không quá lớn như viễn thông, chứng khoán, thép, hóa chất…
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tuần này nhìn chung là cải thiện, trong đó, giá trị khớp lệnh trên 2 sàn niêm yết tăng khá tốt. Tuy nhiên, nếu loại trừ đi yếu tố dột biến trong phiên điều chỉnh mạnh vào 1/8, thì nhìn tổng thể chung, thanh khoản vẫn “bình chân” và duy trì ở mức khá thấp. |
Cụ thể hơn, trong tuần, ngành tích cực góp phần cho sự tăng điểm của thị trường trong tuần là thực phẩm và đồ uống tiêu biểu là các mã VNM (+8,66%), HAG (+0,41%)...
Trong khi đó, nhóm dầu khí phản ứng trước căng thẳng ở khu vực Trung Đông giữa Iran và Israel với sắc xanh đến từ cổ phiếu BSR (+1,82%), PVC (+0,72%), OIL (+2,76%)... Nhóm ngân hàng cũng có một tuần tích cực đóng góp cho điểm số với VPB (+1,9%), TCB (+3,3%), SSB (+2,96%), NAB (+5,9%), BID (+3,24%), VCB (+1,6%)...
Ngược lại, thị trường trong tuần cũng ghi nhận khá nhiều nhóm ngành giảm điểm, điển hình như nhóm viễn thông với VGI (-11,69%), ABC (-4,48%), MFS (-6,67%), TTN (-6,59%)...
Nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán tuy có phiên cuối tuần phục hồi, nhưng tổng thể vẫn có một tuần không tích cực như SSI (-2,65%), VCI (-3,66%), HCM (-3,35%), VND (-3,17%), MBS (-4,52%) ...
Bên cạnh đó, đa số cổ phiếu ngành hóa chất và phân bón có một tuần giao dịch giảm điểm, cụ thể là DGC (-5,39%), CSV (-0,13%), DPM (-0,85%), DDV (-3,31%)... Nhóm cổ phiếu thép cũng vậy, nhiều mã giảm điểm trước thông tin Liên minh châu Âu (EU) điều tra chống bán phá giá, cụ thể cổ phiếu như: HPG (-0,73%), NKG (-6,64%), HSG (-7,34%), TLH (-14,23%), SMC (-18,28%)...
Trong khi đó, cổ phiếu họ Vingroup có diễn biến phân hóa với VHM (-4,64%), VRE (-6,99%), tuy nhiên VIC tăng điểm (+0,96%) khi mẫu xe VF 3 bàn giao đến khách hàng.
Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tuần này nhìn chung là cải thiện, trong đó, giá trị khớp lệnh trên 2 sàn niêm yết tăng khá tốt. Tuy nhiên, nếu loại trừ đi yếu tố dột biến trong phiên điều chỉnh mạnh vào 1/8, thì nhìn tổng thể chung, thanh khoản vẫn “bình chân” và duy trì ở mức khá thấp.
Theo đó, tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn trong tuần đạt 18.359 tỷ đồng/phiên, chỉ nhích nhẹ +0,7% so với tuần trước. Lưu ý rằng, thị trường tuần có một phiên tăng mạnh trước áp lực bán ra rất lớn, đạt hơn 24.500 tỷ đồng vào ngày 1/8.
Tính riêng từng sàn, trong tuần, thanh khoản sàn HOSE giảm nhẹ -0,2%, chỉ đạt 16.068 tỷ đồng/phiên; sàn HNX tăng khá +8,1% đạt 1.291 tỷ đồng/phiên; và sàn UPCoM đạt 1.000 tỷ đồng/phiên, tăng 7,1%.
Khối ngoại sau tuần mua ròng đã quay lại bán ròng, mặc dù giá trị bán không lớn. Theo đó, khối này bán ròng -449 tỷ đồng trên cả 3 sàn, đây cũng là mức gần như tương đương với giá trị mua ròng của tuần trước (+462 tỷ đồng). Khối ngoại trong tuần bán ròng trên 2 sàn niêm yết với giá trị bán ròng lần lượt -401 tỷ đồng và -76 tỷ đồng trên HOSE và HNX; trong khi đó, khối này mua ròng nhẹ +28 tỷ đồng trên UPCoM.
Chỉ số VN-Index đã “vá lại” đáy của tháng 7 vừa qua, nhưng vẫn chưa có gì là chắc chắn cho đà tăng khi thanh khoản chưa ủng hộ. Chỉ số chung vẫn đang trong quá trình tích lũy và dò vùng đáy; tuy nhiên, mặt bằng giá nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn hơn cũng có thể tạo cơ hội khi lựa chọn cho tích lũy trung hạn. |
Thị trường chứng khoán trong tuần không nhiều thông tin tác động mạnh, ngay cả phiên giảm mạnh đầu tháng cũng không có lý do thuyết phục mà chủ yếu là từ tâm lý lo ngại rủi ro. Trên thế giới, thông tin về lãi suất toàn cầu không mới, ngoại trừ diễn biến về giá dầu biến động trước lo ngại xung đột khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, ở trong nước, tuần qua là tuần cuối công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng của doanh nghiệp. Thông tin chủ yếu là tích cực nhưng cơ bản đã được phản ánh vào giá trước đó.
Tuần qua, tin tức vĩ mô tháng 7 cũng đã được công bố, nhưng không tác động nhiều tới tâm lý thị trường. Ngày 2/8, tại Sydney, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia cũng đã chính thức Ký biên Ghi nhớ hợp tác chính thức, nâng tầm quan hệ hai cơ quan quản lý, nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán hai nước.
Thị trường chứng khoán tuần mới dự kiến cũng sẽ không đón nhận nhiều thông tin quan trọng có thể tác động mạnh tới thị trường chung. Thị trường sẽ bắt đầu tháng 8 với khoảng trống thông tin về doanh nghiệp sau báo cáo quý II đã được công bố.
Về kỹ thuật, xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn chưa tích cực khi mốc kháng cự mạnh quanh 1.255 điểm vẫn chưa được lấy lại. Chỉ số VN-Index đã “vá lại” đáy của tháng 7 vừa qua, nhưng vẫn chưa có gì là chắc chắn cho đà tăng khi thanh khoản chưa ủng hộ. Chỉ số chung vẫn đang trong quá trình tích lũy và dò vùng đáy; tuy nhiên, mặt bằng giá nhiều cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn hơn cũng có thể tạo cơ hội khi lựa chọn cho tích lũy trung hạn.
Theo SSI Research, chỉ số VN-Index vẫn chưa vượt qua vùng kháng cự ngắn hạn 1.238 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật duy trì tín hiệu tiêu cực ngắn hạn cho thấy VN-Index chưa hoàn toàn cân bằng.
Các chuyên gia của SHS Research thì khuyến nghị, với diễn biến của chỉ số VN-Index, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ thoát khỏi xu hướng tích lũy ngắn, trung hạn kéo dài hiện nay, trước khi có các quyết định mới./.
(责任编辑:Cúp C2)
- Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- Ốm chồng chất…một gia đình ở Hải Dương gọi điện cầu cứu
- Bé gái người Tày vật lộn với bệnh ung thư máu
- Đi công viên, muốn miễn phí hãy mặc quần đùi
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Vợ chồng nghèo cầu cứu con ung thư
- Giao cấu tự nguyện ở tuổi 17 có phạm luật?
- 'Cô đơn, mù lòa, chỉ còn cách bốc đất mà ăn!'
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Thư khen, chúc mừng Đội tuyển bóng đá Việt Nam
- Chuyện yêu đương khó nói của vợ chưa cưới với chồng cũ
- Vì kiếm tiền, sẵn sàng bỏ lại chồng con
- Rác tràn ngập dưới chân Cầu Guột
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Trái tim anh không còn đủ sức để yêu thêm người khác
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 12/2012
- Cụ ông 74 tuổi nhặt rác nuôi vợ tâm thần, con bị đao
- Quảng cáo láo nháo vô hiệu biển báo giao thông?
- Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- “Bóp mồm bóp miệng” vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho con