Sản phẩm phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Qua nghiên cứu,ệuquảvượttrộitừsảnxuấtnocircngnghiệpquymocirclớtỷ số pisa tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, anh Bồ Văn Dạn ở ấp Sóc Rul, xã An Phú, huyện Hớn Quản nhận thấy tiềm năng lớn từ mít Thái lá bàng nên mua cây giống về trồng. Từ 2 ha ban đầu, đến nay gia đình anh nhân rộng lên 8 ha. Anh Dạn cho biết, so với các loại mít thông thường, tuy chất lượng, độ ngon, ngọt và giá bán mít Thái lá bàng không bằng, song loại này lại có nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là, nếu cây mít thường nhân mỏng, chỉ cho trái một mùa thì mít Thái lá bàng nhân dày, cho trái quanh năm. Đặc biệt, vốn đầu tư không nhiều, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, thị trường ưa chuộng, rộng mở.
Trồng mít Thái lá bàng xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao
Theo anh Dạn, 1 cây mít Thái lá bàng cho năng suất từ 150-200kg/năm và trung bình 1 ha cho thu khoảng 50 tấn/năm. Tuy giá bán chỉ bằng 1/3 so với mít thông thường nhưng năng suất cao hơn gấp nhiều lần, nguồn thu lớn. Trung bình 1 ha mít Thái lá bàng cho thu nhập 150 triệu đồng/năm, sau khi trừ mọi chi phí. Với 8 ha, 1 năm anh Dạn lãi hơn 1 tỷ đồng. Hơn nữa, đây là loại trái cây chủ yếu cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy bóc tách, chế biến nước hoa quả và sấy khô xuất khẩu nên không lo về đầu ra.
Không chỉ ở Hớn Quản mà nhận thấy tiềm năng, hiệu quả từ trồng mít Thái lá bàng xuất khẩu, hiện nay nhiều nông hộ, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cũng đã trồng với quy mô lớn, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tạo việc làm và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua tham quan, khảo sát mô hình trồng mít Thái lá bàng, chúng tôi thấy kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản hơn nhiều so với các cây trồng khác, nhất là cây có múi. Đặc biệt, năng suất mít Thái lá bàng luôn cao, sản phẩm được công ty thu mua tận nơi theo giá thị trường nên ổn định. Đó là lý do các nông hộ trên địa bàn xã An Phú đã nhân rộng cây trồng này. Năm 2021, trên địa bàn xã thành lập tổ hợp tác trồng mít Thái lá bàng với 7 thành viên, diện tích 12 ha và đến nay có 13 thành viên, tổng diện tích hơn 20 ha. |
Ông BÙI VĂN NGOẠN Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú, huyện Hớn Quản |
Thu lợi lớn trên đất cằn
Khu đất thuộc ấp 4, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản trước đây rất khó để các loại cây sinh trưởng, phát triển được bởi đất ở đây bạc màu, khô cằn và nhiều đá ong. Thế nhưng nay vùng đất này lại trở thành một vườn chuối xanh bạt ngàn với từng buồng trĩu nặng, làm nức lòng người đến tham quan.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nguồn nước, thổ nhưỡng cũng như nhu cầu thị trường từ các đối tác nước ngoài, Công ty TNHH Chấn Hưng Gia, Chi nhánh xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản đã đầu tư trồng 10 ha chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu. Anh Hà Trọng Nghĩa, quản lý công ty chỉ ra ưu điểm của giống chuối già Nam Mỹ có sức sống mãnh liệt nên rất dễ trồng, ngay cả trên đất khô cằn, sỏi đá. Tuy nhiên, anh cũng lưu ý ngoài các quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc thì điều kiện cần để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao là phải đáp ứng đủ nguồn nước tưới. Bởi chuối rất cần nước, thân cây trên 80% là nước, nếu mùa khô không đảm bảo nguồn nước thì chuối không phát triển được. Ngoài ra trước khi trồng, đất phải được cày xới, phơi, đảm bảo vệ sinh để cây dễ sinh trưởng, phát triển.
Vườn chuối phủ màu xanh bạt ngàn nhờ có hệ thống nước tưới dồi dào
Giống chuối già Nam Mỹ được doanh nghiệp chọn trồng là chuối cấy mô hoặc chuối kháng, tùy loại đất trồng mới hay đất đã nhiễm bệnh. Chuối trồng khoảng 9-10 tháng là cho thu hoạch và sau 5 năm khi năng suất kém thì phá bỏ, trồng cây con mới để cây sinh trưởng, phát triển mạnh hơn. Là sản phẩm xuất khẩu nên yêu cầu đối với trồng, chăm sóc, thu hoạch chuối già Nam Mỹ phải đúng quy trình kỹ thuật, không để xảy ra nấm bệnh. Chuối vừa đạt năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp, sản phẩm đầu ra phải đồng đều để dễ đóng thùng xuất khẩu.
Trung bình 1 ha trồng 2.000 cây, năng suất từ 30-40 tấn/ha. Hiện toàn bộ sản phẩm được công ty đóng gói xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc với giá bán bình quân từ 7.500-8.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, công ty thu lợi khoảng 30%.
Ngoài địa bàn xã Minh Tâm thì trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản cũng có nhiều nông hộ, doanh nghiệp trồng chuối già Nam Mỹ để xuất khẩu. Đặc biệt, tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh và xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, diện tích chuối được các doanh nghiệp đầu tư trồng hiện lên tới 600 ha. Theo quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, vì là xuất khẩu nên ngoài yêu cầu sản phẩm phải đẹp, chất lượng thì cần có khối lượng sản phẩm lớn mới đủ cho chuyến xe container vận chuyển. Vì vậy, muốn làm giàu từ trồng chuối già Nam Mỹ, các nông hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã cần liên kết trồng quy mô lớn mới phát huy hiệu quả cao.
“Nhất nước, nhì phân…”
Hiện nay, về các vùng nông thôn không khó để bắt gặp những vườn chuối quy mô hàng trăm héc ta thay thế các loại cây trồng trước đây như cao su, điều hay keo. Dù Bình Phước đang trong giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô nhưng các vườn chuối vẫn phát triển khỏe mạnh, xanh tốt. Kết quả đó là nhờ sự phối hợp khai thác hiệu quả nguồn nước từ các hồ, đập trên địa bàn.
Không chỉ cây chuối mà hiện nay nhiều cá nhân, doanh nghiệp có thể phối hợp, khai thác nguồn nước thủy lợi để phục vụ nhiều mô hình nông nghiệp khác, đặc biệt mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các loại cây ăn trái như sầu riêng, bưởi, mít, ổi.
Đặc điểm của cây chuối là lúc nào cũng cần nước, từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch. Để có đủ nguồn nước tưới, doanh nghiệp hợp đồng với Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước xây dựng trạm bơm, hệ thống đường ống dẫn nước từ hồ Suối Giai lên tận từng gốc cây với lượng nước đáp ứng đầy đủ quanh năm. Ngoài nước tưới, đơn vị còn lắp đặt hệ thống trộn phân hòa tan trong nước ngay tại trạm bơm để bón đều cho cây trồng. |
Chị BIỆN THỊ CẨM NHUNG quản lý hơn 300 ha chuối của Công ty TNHH nông nghiệp Huy Thắng, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú |
Chủ tịch Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước Đặng Đình Thuần cho biết: Trên cơ sở các hồ, đập được UBND tỉnh giao quản lý, vận hành, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cũng theo ông Thuần, trên cơ sở cấp phép của UBND tỉnh, công ty ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng nước theo giá bán hiện hành 840 đồng/m3. Công ty lắp đặt đồng hồ, các đơn vị sử dụng nước tự đầu tư hệ thống đường ống và máy bơm để lấy nước sử dụng. Qua đánh giá, phản hồi của các đơn vị sử dụng thì nguồn nước các hồ, đập không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn dồi dào nên đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các khu đất sản xuất quy mô lớn.
Việc hợp tác khai thác hiệu quả nguồn nước từ các hồ, đập không chỉ là giải pháp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà còn chống thoái hóa bạc màu đất, đồng thời hạn chế sử dụng mạch nước ngầm có nguy cơ giảm sút như hiện nay.