当前位置:首页 > Cúp C1

【trực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay】Trẻ dễ ngộ độc nếu người lớn tận dụng vỏ chai lavie, C2, trà xanh

Uống dầu hoả,ẻdễngộđộcnếungườilớntậndụngvỏchailavieCtràtrực tiếp bóng đá trực tuyến hôm nay thuốc nhỏ mũi, cồn 90o để… giải khát

Vừa qua, ở Từ Liêm – Hà Nội đã xảy ra một vụ việc ngộ độc đáng tiếc, rất may không ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân nhi. Theo người nhà nạn nhân kể lại, thấy lọ thuốc nhỏ mũi ở trên đầu giường, bé N (2 tuổi) đã mở ra và uống hết nửa lọ. Một giờ sau bé rơi vào trạng thái lơ mơ, li bì, vã mồ hôi, chân tay lạnh.

Ngay lập tức bé N được bố mẹ đưa vào BV Nhi Trung ương cấp cứu trong tình trạng hạ thân nhiệt, nhịp tim nhanh. Ths. BS Ngô Anh Vinh, khoa Cấp cứu - chống độc cho biết, trẻ được chẩn đoán bị ngộ độc do uống nhầm thuốc Naphazolin 0,5%, thường dùng để nhỏ mũi, số lượng khoảng ½ lọ.

Tại đây, bệnh nhi được truyền dịch, dùng thuốc lợi tiểu, ủ ấm và theo dõi sát các chỉ số sinh tồn. Rất may, sau 8 giờ sau khi vào viện, trẻ đã trở lại trạng thái bình thường, tỉnh táo, chơi đùa với bố mẹ.

Bs Anh Vinh cho biết, hiện nay thuốc Naphazolin là loại thuốc nhỏ mũi mà các gia đình vẫn sử dụng cho trẻ nhỏ. Naphazolin là thuốc có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết khi nhỏ hoặc xịt thuốc vào niêm mạc mũi. Naphazolin có các loại dung dịch 0,025% và 0,05% và 1%.

Ngay cả với người lớn, Naphazolin cũng có tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch nên người bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng khi dùng thuốc này.

Ảnh minh họa

Đáng lưu ý, bé N không phải là trường hợp đầu tiên uống nhầm dung dịch có sẵn trong gia đình dẫn đến ngộ độc.

Ngày 9/10/2015, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận bé Nguyễn Văn L. (3 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) vì bị ngộ độc dầu hỏa.

Mẹ của bé cho hay, chai dầu hỏa được bà nội đựng vào lọ nước trà xanh 0 độ đã dùng từ trước. Khi mọi người không để ý, cháu bé đã mở nắp lấy uống. Đang làm bếp, thấy con khóc ho liên tục, mẹ bé chạy ra thì thấy miệng cháu bé nồng nặc mùi dầu hỏa. Chị vội vàng đưa con vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ho nặng. Dù cháu không có dấu hiệu ngộ độc nặng nhưng bác sĩ vẫn cho nhập viện để theo dõi tình trạng viêm phổi do hóa chất.

Cùng sự cố như bé L., bé Nguyễn Ngọc A. (5 tuổi, trú tại Bạch Mai, Hà Nội) cũng phải cấp cứu tại khoa Nhi, BV Bạch Mai vì ngộ độc dầu máy khâu.

Theo bệnh án của bé Ngọc A., tối hôm trước xảy ra tai nạn, bố bé đi mua dầu máy khâu về để tra vào đồng hồ và đựng dung dịch này trong chai Lavie 500 ml. Bé Ngọc A. đi chơi về, khát nước thấy chai Lavie chứa dầu máy để trên bàn tưởng là nước liền mở ra uống. Bé mới uống được hai ngụm thì bố phát hiện được, móc họng nhằm tống chất lạ ra ngoài. Tuy nhiên sau đó, cháu A. bị ho nhiều hơn và phải nhập viện điều trị viêm phổi.

Theo BS. Nguyễn Thành Nam, Khoa Nhi, việc trẻ uống nhầm phải dầu máy khâu cực kỳ nguy hiểm. Khi trẻ uống và hít phải dầu máy sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử phổi nếu hít phải lượng lớn.

Trường hợp bé Quỳnh Anh (4 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) nhầm cồn là nước muối sinh lý để súc miệng cũng không phải trường hợp hiếm gặp. Chị Vũ Thị Mai - mẹ bé Quỳnh Anh cho biết cháu bé có thói quen được mẹ cho súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn trước khi đi ngủ. Mọi ngày, chị bận là bảo con vào lấy chai nước muối loại 0,5 lít để súc miệng. Nhưng hôm đó chồng chị vừa nướng mực bằng cồn. Lọ còn dư anh để mặt bàn. Cháu Quỳnh Anh thấy thế tưởng lọ nước muối nên mở ra uống. Ngay lập tức cháu khóc ré lên.

Vợ chồng chị Mai chạy từ bếp ra thì phát hiện cháu đã uống nhầm lọ cồn. Ngay sau đó, chị đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội. Rất may mắn cháu bị bỏng niêm mạc, không viêm phổi do hít phải cồn.

Khuyến cáo của bác sĩ

Trong trường hợp bé N. uống nhầm thuốc nhỏ mũi được nhắc đến ở trên, Ths. BS Ngô Anh Vinh khuyến cáo nếu trẻ có các biểu hiện ngộ độc như vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, lơ mơ thì bố mẹ cần dừng ngay hành vi uống nhầm thuốc, ủ ấm và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (ảnh: Dân Việt)

Trao đổi với báo giới, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết đa phần tình huống xảy ra tai nạn thường do trẻ uống phải hóa chất do người lớn đựng trong chai nước giải khát. Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều lần, tuy nhiên, chính sự bất cẩn, chủ quan của cha mẹ đã gây hại cho trẻ nhỏ. Việc tận dụng vỏ chai nước (Lavie, C2, trà xanh 0o…) để chứa các dung dịch hóa chất như dầu máy khâu, cồn, dầu hỏa… rất dễ khiến trẻ nhầm là nước uống. Nếu tận dụng vỏ chai nước khoáng để đựng dung dịch thì phải ghi rõ loại hóa chất, không để trên bàn hoặc gần nơi để đồ uống và phải để xa tầm với của trẻ em.

Theo PGS.TS Dũng, việc sơ cứu ban đầu với trẻ khi ngộ độc hóa chất cũng cần được lưu ý. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ngộ độc hóa chất như nôn, khó thở, hoảng loạn, chảy máu…, người lớn cần trấn an để trẻ không sợ hãi, hợp tác để giúp tìm hiểu và xử trí chính xác. Hầu hết những trường hợp uống phải các chất tẩy rửa trong nhà như xà phòng tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát, chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa để pha loãng hóa chất, giảm kích thích niêm mạc.

Tuy nhiên, cho trẻ uống nhiều nhưng cần từ từ, tránh nôn sặc, theo dõi trẻ trong vòng vài giờ, giữ trẻ ở tư thế ngồi để dễ nôn tự nhiên. Nếu sau khi sơ cấp cứu mà trẻ vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập bất thường, tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị.

>> Kinh hoàng công nghệ chế dấm gạo từ axit và nước lã giá siêu rẻ

Thanh Yến

分享到: