您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【thứ hạng của cúp nga】Dứt điểm giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công các dự án trọng điểm

Cúp C188人已围观

简介Tích cực và ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư công Đầu tư công - Kỳ vọng từ các dự án giao thông trọn ...

Tích cực và ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư công Đầu tư công - Kỳ vọng từ các dự án giao thông trọng điểm Hết tháng 2 vẫn còn 32 bộ,ứtđiểmgiảiphóngmặtbằngđẩynhanhtiếnđộđầutưcôngcácdựántrọngđiểthứ hạng của cúp nga cơ quan trung ương chưa giải ngân đầu tư công
Các dự án giao thông trọng điểm đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế. Ảnh minh họa.
Các dự án giao thông trọng điểm đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế. Ảnh minh họa: ST

Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 1/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông vận tải là hơn 4.463 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,63% kế hoạch năm 2024 được giao.

Cụ thể, dự án giải ngân đạt giá trị cao nhất là cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 khi đạt hơn 2.002 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,9% kế hoạch. Dự án có tỷ lệ giải ngân trên tổng kế hoạch được giao cao nhất là dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 với hơn 1.185 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15% kế hoạch.

Đối với các dự án khác: Dự án đường vành đai 3 – TPHCM giải ngân hơn 372 tỷ đồng, đạt 6,2% kế hoạch; dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 với gần 303 tỷ đồng, đạt 8,2% kế hoạch; dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 với gần 350 tỷ đồng, đạt 6,4% kế hoạch; dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 với gần 205 tỷ đồng, đạt 3,7% kế hoạch; dự án vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội với hơn 46,6 tỷ đồng, đạt 0,9% kế hoạch.

Dự án đường Hồ Chí Minh và dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành chưa được giải ngân.

Về những vướng mắc trong giải ngân đầu tư các dự án trọng điểm, từ báo cáo của Bộ Giao thông vận tải và các địa phương, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025; dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chậm hơn so với yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, nhất là đường điện cao thế còn nhiều khó khăn, chậm trễ. Các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa hoàn thành việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa.

Về vật liệu xây dựng cho thi công, việc triển khai đồng thời nhiều dự án giao thông lớn trong cùng khu vực dẫn tới tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu trong quá trình thi công, đặc biệt là vật liệu đất đắp, cát, đá… đối với các dự án tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, việc triển khai cơ chế đặc thù về khai thác vật liệu xây dựng thông thường còn nhiều khó khăn, vướng mắc…

Từ những vướng mắc nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ quy định tại Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải.

Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng theo tiến độ yêu cầu, trong đó tập trung vào việc xây dựng các khu tái định cư, ổn định cuộc sống người dân.

Đối với nguồn vật liệu cho thi công, Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương khẩn trương xác định đủ nguồn cung vật liệu, phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thành các thủ tục về mỏ vật liệu xây dựng thông thường theo cơ chế đặc thù của Quốc hội, Chính phủ, đáp ứng đủ trữ lượng, công suất theo tiến độ thi công.

Tags:

相关文章