Video: Hậu Covid-19: Doanh nghiệp được hỗ trợ gì về chính sách thuế và thủ tục hải quan?ànhThuếChuẩnbịkĩlưỡngđểchínhsáchhỗtrợvềthuếpháthuyhiệuquảkết quả bóng đa việt nam | |
Thực hiện nhanh chính sách giãn thuế, hỗ trợ khôi phục sản xuất | |
Ngành Thuế tăng cường hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19 | |
Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai để tiếp nhận đơn gia hạn nộp thuế |
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế- Tổng cục Thuế. |
Tổng cục Thuế đã có những giải pháp như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh, thưa bà?
- Dịch bệnh Covid-19 có phạm vi tác động rất lớn tới tất cả các DN và hộ kinh doanh. Ảnh hưởng rõ nhất là người nộp thuế không có doanh thu, nguồn tiền nộp thuế rất khó khăn. Trước thực tế này, Tổng cục Thuế đã kịp thời hướng dẫn các địa phương hỗ trợ người nộp thuế. Theo đó, cơ quan Thuế các cấp hướng dẫn người nộp thuế xác định xem mình có phải đối tượng gặp khó khăn do tình huống bất khả kháng (dịch bệnh), từ đó hướng dẫn người nộp thuế làm đơn xin gia hạn nộp thuế đối với những trường hợp đã đến hạn hoặc làm hồ sơ để được xem xét miễn tiền chậm nộp.
Còn riêng đối với hộ kinh doanh cá thể (đối tượng rất dễ bị tổn thương), trường hợp bị sụt giảm doanh thu từ 50% trở lên, cơ quan Thuế sẽ xem xét, đánh giá và điều chỉnh mức thuế khoán cho người nộp thuế, nhất là trong những tháng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Để hỗ trợ DN và hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quyết sách liên quan đến thuế, phí. Trong đó, đáng chú ý là Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn thuế và tiền thuê đất. Ngay khi Nghị định này được ban hành, ngành Thuế đã có những hành động gì để giúp DN tiếp cận được gói hỗ trợ này?
- Nghị định 41 đã được Chính phủ ban hành rất kịp thời, truyền tải chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến cộng đồng DN. Phạm vi hỗ trợ của Nghị định này rất lớn với nhiều loại thuế, nhiều đối tượng và nhiều kì nộp thuế. Sẽ có hơn 90% số DN đang hoạt động được gia hạn thuế. Ngoài ra, Nghị định cũng bao quát được đến hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực chịu tác động sâu bởi dịch Covid-19, ví dụ như ngành dệt may, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên khi chuỗi cung ứng bị “đứt gẫy” thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; hay như ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng lớn về doanh thu do số khách vào Việt Nam giảm mạnh.
Nghị định 41 gia hạn thời hạn nộp thuế tới 5 tháng đối với tổ chức, DN thuộc trường phải nộp tiền thuế Giá trị gia tăng phát sinh của kỳ tính thuế các tháng 3, 4, 5, 6 /2020 (đối với trường hợp kê khai Giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý 1,2/2020 (đối với trường hợp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo quý).
Đặc biệt, Nghị định cũng gia hạn nộp thuế đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp phát sinh theo kỳ quyết toán thuế năm 2019. Mặc dù năm 2019 được cho là năm kinh doanh khởi sắc và có số thuế phát sinh khả quan nhưng để có nguồn thanh khoản trong quý I/2020, Chính phủ cũng đã có chính sách gia hạn nhằm tạo điều kiện hỗ trợ DN sử dụng nguồn tiền đó để duy trì sản xuất kinh doanh.
Để có thể hỗ trợ DN và người nộp thuế, cơ quan Thuế cũng đã chuẩn bị kĩ lưỡng vấn đề xử lý hồ sơ điện tử. Theo đó đã nâng cấp ứng dụng sao cho người nộp thuế có thể nộp hồ sơ một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Vậy đến thời điểm này đã có bao nhiêu DN và người nộp thuế nộp hồ sơ gia hạn thuế thưa bà?
- Thời hạn nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế vào ngày 30/7/2020. Người nộp thuế sẽ chọn thời điểm khi nào nộp hồ sơ khai thuế đồng thời nộp hồ sơ gia hạn. Cơ quan Thuế sẽ xử lý đồng bộ từ số thuế phải nộp lẫn việc gia hạn thuế.
Tính đến ngày 12/5/2020, cơ quan Thuế đã tiếp nhận 96.500 hồ sơ gia hạn nộp thuế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số hồ sơ, còn thực tế số đối tượng được gia hạn lớn hơn rất nhiều bởi nếu công ty mẹ có chi nhánh ở nhiều địa bàn khác nhau thuộc đối tượng được gia hạn nộp hồ sơ thì các đơn vị này cũng sẽ được gia hạn thuế .
Cùng với đó, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn lũy kế tính đến ngày 12/5/2020 là trên 27.000 tỷ đồng.
Bên cạnh Nghị định 41, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, trong đó có nội dung về hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể. Xin bà cho biết, ngành Thuế đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành để đưa chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến được đúng đối tượng?
- Cùng với câu chuyện về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất tại Nghị định 41 là Nghị quyết 42 về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Điều này có nghĩa Chính phủ sẽ chuyển giao một phần ngân sách nhà nước cho người nộp thuế gặp khó khăn.
Với những người nộp thuế là cá nhân kinh doanh, thông thường khi doanh thu ở ngưỡng 100 triệu đồng/năm thì họ sẽ thuộc nhóm đối tượng phải nộp thuế. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến họ sụt giảm doanh thu xuống dưới mức 100 triệu đồng/năm, Với đối tượng này, Nghị quyết 42 đã có mức hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng/tháng (trong 3 tháng liên tục).
Để xác định được đúng đối tượng thụ hưởng chính sách này, cơ quan Thuế đã phối hợp với chính quyền địa phương, với Hội đồng tư vấn thuế để xác định đối tượng bị ảnh hưởng nặng và không còn khả năng tài chính để kinh doanh. Từ đó “lọc” ra chính xác đối tượng được hưởng ngân sách nhà nước, tránh trục lợi chính sách.
Bên cạnh đó, cơ quan Thuế cũng phối hợp với UBND cấp huyện rà soát, lập danh sách hộ kinh doanh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, gửi lên UBND cấp tỉnh để kịp thời lập danh sách của Nhà nước.
Xin bà cho biết giải pháp hỗ trợ về Thuế trong thời gian tới?
- Đến thời điểm này, dịch bệnh đã được kiểm soát khá tốt và không tiếp tục ảnh hưởng tới nền kinh tế, tuy nhiên dư âm nó để lại là rất lớn. Do vậy, ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai tốt Nghị định 41 và Nghị quyết 42. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế để họ biết và có thể nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Đồng thời, ngành Thuế sẽ hỗ trợ thêm các kênh nộp hồ sơ gia hạn nộp thuế theo các hình thức khác nhau. Mới đây, Tổng cục Thuế đã tích hợp 93 thủ tục hành chính thuế trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Do vậy, người nộp thuế không chỉ nộp hồ sơ gia hạn tại cổng thông tin điện tử của ngành Thuế mà còn có thể nộp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tới đây, ngành Thuế cũng sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng, thiệt hại “hậu” Covid-19, tham mưu với Bộ Tài chính và trình Chính phủ về các chính sách hỗ trợ của nhà nước như: Xem xét điều chỉnh giảm thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp về mức 15-17% đối với DN nhỏ và siêu nhỏ; giảm hoặc miễn thuế 2 năm với DN siêu nhỏ được thành lập từ hộ kinh doanh; nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế Thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, những chính sách miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng là một trong những biện pháp rất kịp thời để hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.