Đóng gói thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H Tận dụng cơ hội trong khó khăn
Năm 2018,ệpthủysảnlãilớnnhờxuấtkhẩkqbongs đá hôm nay xuất khẩu thủy sản được ghi nhận tăng hơn 7% so với năm trước, tuy tiên một số DN ngành tôm lại gặp không ít khó khăn, nhưng các DN đã biết tận dụng cơ hội trong những khó khăn để phát triển sản xuất, xuất khẩu.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC), năm 2018 đối với ngành tôm Việt không có nhiều điểm sáng nổi bật, song FMC đã vượt qua thách thức, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nổi bật là lợi nhuận đạt trên 200 tỷ đồng. Cũng theo ông Lực, năm 2018.
Điểm khó khăn nhất là giá tôm tươi thương phẩm đã giảm giá quá lớn, mất đi gần hết tiền lãi của người nuôi tôm. Trong khi lĩnh vực nuôi tôm là cái xương sống của ngành với số lao động tham gia nhiều nhất.
Tuy nhiên, FMC lại có một sự vận hành hoạt động khá tốt, đã hoàn thành tất cả chỉ tiêu cổ đông kỳ vọng. Nếu tính trên chỉ tiêu năm tài chánh 2018 (15 tháng kể từ tháng 10/2017 đến hết năm 2018) các tỉ lệ đều vượt so với năm trước.
Theo đó, sản lượng của FMC vượt 10%, doanh số tiêu thụ vượt 5%. Riêng lợi nhuận là thành công hơn cả, đạt trên 200 tỷ đồng (chỉ tiêu năm tài chánh là 140 tỷ), là mức lãi lớn nhất trong suốt nhiều năm qua.
Theo ông Lực, kết quả trên do một tỉ lệ không nhỏ sản phẩm FMC lên kệ các siêu thị cao cấp, giá khá ổn định và tốt là sản phẩm của nhiều năm nỗ lực phát triển trại nuôi tôm, thuyết phục được khách hàng về năng lực kiểm soát cũng như truy xuất nguồn gốc tôm nguyên liệu của FMC, song song với việc tổ chức chế biến chặt chẽ, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Theo nhận định của FMC, năm 2019 tình hình xuất khẩu tôm chắc không khác nhiều năm 2018, bởi theo dự báo sản lượng tôm sẽ tiếp tục tăng do thời tiết thuận. Trên nền tảng đó FMC sẽ xây dựng phương án kinh doanh sao phù hợp và tận dụng được các cơ hội. Trong dài hạn, FMC cũng đã đề ra chiến lược phát triển tới năm 2025.
Nổi trội về xuất khẩu, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu tổng thể của Công ty CP Vĩnh Hoàn (VHC) đạt 378 triệu USD, tăng 26% so với năm 2017. Trong khi khối lượng cả năm giảm nhẹ, giá bán trung bình vẫn ở mức cao với mức tăng 33% trong năm do giá nguyên liệu thô tăng.
Doanh số theo sản phẩm năm 2018 không thay đổi nhiều so với năm 2017, trong đó philê cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu, tăng 34% so với năm trước. Sản phẩm Collagen và gelatin xuất khẩu đạt trị giá 11,2 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2017.
Báo cáo tài chính quý 4: Doanh nghiệp thủy sản có doanh thu tốt Vào mùa công bố báo cáo tài chính (BCTC) quý 4/2018, dù mới chỉ ít doanh nghiệp thủy sản thực hiện công bố nhưng nhìn ...
Quý IV/2018, Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.383 tỷ đồng, tăng trưởng 63%. Biên lãi gộp cải thiện từ 16,5% lên 31,2% giúp lợi nhuận gộp đạt 432 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2017. Lãi sau thuế gần 297 tỷ đồng, gấp 6,5 lần cùng kỳ năm trước và đóng góp đến 50% lợi nhuận cả năm.
Cả năm 2018, ANV ghi nhận doanh thu thuần tăng 40% lên 4.118 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 600 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần năm trước và vượt 140% kế hoạch năm.
Với lợi nhuận tăng đột biến, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) báo lợi nhuận quý IV tăng gấp 70 lần cùng kỳ năm trước, đạt 88,7 tỷ đồng. Doanh thu tăng 65%, biên lãi gộp tăng từ 13% lên 28% là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận ACL tăng cao. Cả năm 2018, ACL ghi nhận doanh thu thuần tăng 42% lên mức 1.689 tỷ đồng; lãi sau thuế 236 tỷ đồng, gấp 11 lần năm 2017. EPS đạt 10.358 đồng.
Kỳ vọng thị trường lớn
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của VHC, chiếm hơn 60% tổng giá trị xuất khẩu với doanh thu hàng năm tăng đột biến bởi 49% do giá bán và khối lượng bán cao hơn. Trung Quốc chứng kiến mức tăng trưởng cao 26% hàng năm. Thụy Sĩ, Úc và Bỉ cũng có thêm nguồn cá tra từ VHC, với doanh thu tăng vọt lần lượt là 64%, 15% và 11% theo năm.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2018 Mỹ trở lại là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam với 549 triệu USD, tăng 60%; nhu cầu tại đây được kỳ vọng duy trì mạnh trong năm 2019 với giá giữ ở mức cao. Trong khi đó, sau một thời gian dài suy yếu, thị trường châu Âu cũng có dấu hiệu bình phục với 244 triệu USD, tăng 20%. Trung Quốc – Hong Kong xếp hạng 2 trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2018 với 529 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu cá tra 2018 của Việt Nam và tăng 29% so với năm trước; dư địa tăng trưởng còn rất tốt nhờ nhu cầu lớn, đa dạng về sản phẩm và mức giá. Với các thị trường trong thỏa thuận thương mại dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 như EVFTA, CPTPP, thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm về 0%, tạo cơ hội tốt hơn cho xuất khẩu.
Các rào cản ở Mỹ, thị trường lớn nhất, đã giảm bớt. Việt Nam đã vượt qua các cuộc kiểm tra thực địa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá tương đương ban đầu được thiết lập bởi Cơ quan Kiểm định và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (trực thuộc USDA). Ngoài ra, thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với cá tra trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 14 (POR 14) thấp hơn đáng kể so với POR 13. Do đó, khối lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm 2019.
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực, kết thúc năm 2018, XK tôm Việt Nam không khả quan như mong đợi, giảm 7,8% so với năm 2017 đạt 3,55 tỷ USD và giảm... so với mục tiêu đã đề ra. Trong năm 2018, XK tôm chỉ tăng trong 2 tháng 1 và 3, XK trong các tháng còn lại đều giảm.
Năm 2019, Mỹ được xác định là thị trường tăng trưởng chủ chốt của tôm Việt Nam. Ngành tôm sẽ phải lên kế hoạch giảm thiểu ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá cũng như sức ép giá thấp từ Ấn Độ bằng cách tăng dần XK các mặt hàng giá trị gia tăng không bị áp thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ.
Nhóm doanh nghiệp thủy sản báo lãi "đậm" (HQ Online)- Mùa báo cáo tài chính (BCTC) quý 3 đã đến, nhóm doanh nghiệp thủy sản 9 tháng đầu năm đều ghi nhân sự tín ...
Dự báo, năm 2019, XK tôm Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức về nguồn cung và giá thấp. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, lợi thế từ các FTA (VKFTA, CPTPP, EVFTA…) đang và chuẩn bị có hiệu lực, XK tôm Việt Nam năm 2019 dự kiến tăng trưởng tốt và đạt trên 4 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2018 đạt mốc kỷ lục 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Trong đó, ngành cá tra có sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch xuất khẩu 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017. Các mặt hàng khác cũng tăng trưởng mạnh như cá ngừ đạt 675 triệu USD, tăng 13,9%; nhóm cá khác đạt 1,52 tỷ USD, tăng 15,5%; nhóm nhuyễn thể đạt 785 triệu USD, tăng 9,1%; nhóm giáp xác đạt 145 triệu USD, tăng 23%. Nhóm sản phẩm tôm lại có một bước lùi khi kim ngạch xuất khẩu chỉ được 3,58 tỷ USD, giảm 7,1%.
顶: 92踩: 85
【kqbongs đá hôm nay】Doanh nghiệp thủy sản lãi lớn nhờ xuất khẩu
人参与 | 时间:2025-01-11 00:19:44
相关文章
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- Internet cáp quang đạt kỷ lục mới: Tải 500 bộ phim 4K chỉ trong 1 giây
- Khởi động dự án 37 triệu euro chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An
- Công nghệ nào giúp Google Dịch hỗ trợ tới gần 250 ngôn ngữ?
- Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- Hơn 50% doanh nghiệp logistic ứng dụng các hệ thống quản lý ERP
- FPT hợp tác với Nvidia hỗ trợ startup Việt
- Nhóm nhà khoa học 'sống thử ở sao Hỏa' 378 ngày
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Robot hình người của Tesla gây sốt trong triển lãm ở Trung Quốc
评论专区