发布时间:2025-01-12 19:03:25 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Ngày 15/7,đổikinhnghiệmquốctếtrongđàotạonghềkết quả giải bóng đá nhà nghề mỹ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội thảo đối tác phát triển lĩnh vực GDNN.
Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết, đại dịch Covid-19 với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đã khiến người lao động và các doanh nghiệp đối mặt với thảm họa, cả ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển. Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao động. Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến các hoạt động của lĩnh vực GDNN như: tuyển sinh, duy trì hoạt động của các cơ sở GDNN; tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, trong đó có đội ngũ giáo viên, giảng viên...
Như vậy, vấn đề GDNN trong thời gian tới sẽ được đặt trong bối cảnh ảnh hưởng của vấn đề toàn cầu hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 và những cuộc đại khủng khoảng như đại dịch Covid-19 hiện nay. Tổng cục GDNN luôn luôn coi trọng việc tăng cường sự phối hợp của các đối tác phát triển để có được những kinh nghiệm và nguồn lực cho hoạt động GDNN.
Chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo nghề, TS. Sebastian Paust - Tham tán phụ trách phát triển, Đại sứ quán CHLB Đức cho biết, tại nước Đức có quy định hành chính bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia vào đào tạo nghề. Nhưng ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại, chưa muốn tham gia đào tạo nghề. Nếu cho doanh nghiệp thấy được lợi ích, tình nguyện tham gia sẽ hiệu quả hơn. Hoặc, đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu họ có mối quan hệ mật thiết hơn với các cơ sở đào tạo nghề, thì rõ ràng hiệu quả sẽ cao hơn.
Ông Sebastian Paust đề xuất, khi xây dựng chiến lược GDNN giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam nên tham khảo ý kiến của các cơ sở đào tạo nghề đã liên kết với doanh nghiệp, bản thân các cơ sở này sẽ hiểu được những khó khăn, trở ngại như thế nào, từ đó, mới có chiến lược rõ ràng, cụ thể.
Đối với việc áp dụng tập nghề tại một số cơ sở GDNN tại Việt Nam, ông Sebastian Paust cho biết, việc áp dụng này mới là thử nghiệm, không áp dụng rập khuôn theo mô hình của Đức mà triển khai xây dựng mô hình phù hợp với từng cơ sở đào tạo tại Việt Nam.
“Ở Đức, các doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo nghề, sinh viên sẵn sàng ở lại doanh nghiệp làm việc. Để làm được điều này, cần xây dựng cơ chế hợp tác giữa hai hệ thống doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, cần có cơ chế thống nhất, cụ thể ở cấp cơ sở đào tạo, cam kết về lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia đào tạo” - ông Sebastian Paust chia sẻ.
Ông Lê Nho Luyện - Phó Vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục GDNN cho biết, chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước có lĩnh vực GDNN phát triển như CHLB Đức, Vương quốc Anh, Úc... và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, phối hợp với các nước trong khu vực ASEAN để xây dựng chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ chung đối với nhà giáo GDNN trong khu vực ASEAN, góp phần tăng cường hợp tác đào tạo và thúc đẩy sự dịch chuyển lao động chuyên môn, kỹ thuật giữa các nước trong khu vực./.
Bùi Tư
相关文章
随便看看