【kết quả bóng đá vô địch indonesia】Phụ nữ U40 làng tôi có nhà to, xe sang, còn đàn ông lương không đủ sống
Tôi đến Hà Nội học và làm việc gần 18 năm. Quê tôi ở Hải Dương cách Hà Nội hơn 70km. Cuối tuần,ụnữUlàngtôicónhàtoxesangcònđànônglươngkhôngđủsốkết quả bóng đá vô địch indonesia tôi thường tranh thủ chạy xe máy về quê thăm bố mẹ.
Dạo gần đây, tôi thấy chán nản, không muốn về quê nữa. Bởi, người làng cứ bàn tán, chê bai, nói tôi bất tài, 36 tuổi chưa vợ chưa con, lâu lâu còn ngửa tay xin tiền bố mẹ.
Người ngoài không hiểu đàm tiếu đã đành, đằng này bố mẹ cũng ra lời so sánh tôi với con nhà người ta.
Khổ một điều, trai tráng làng tôi có sự nghiệp chẳng mấy vẻ vang nhưng nhóm con gái lại rủng rỉnh tiền.
Các bậc phụ mẫu trong làng cứ đem mấy cô ra để chì chiết cho cái sự “bất tài vô dụng” của cánh đàn ông.
Thậm chí, bố mẹ tôi còn cảm thán: “Con gái thời nay ai cũng hiếu thảo, giỏi giang, hơn hẳn mấy đứa con trai. Con M. nhà ông H. xây cho bố mẹ biệt thự to nhất vùng, đi đâu cũng có ô tô đưa rước”.
Mỗi lần bị càm ràm, tôi lại lấy cớ cơ quan có việc đột xuất nên phải về Hà Nội gấp. Bố mẹ chuyển sang gọi điện thoại, giục tôi lấy vợ, tìm việc khác thu nhập cao hơn…
Nhìn lại, gần 40 tuổi, tôi chưa có gì trong tay ngoài công việc lương 8 triệu đồng và 2 tấm bằng đại học.
Tôi có lúc chán ghét môi trường làm việc cạnh tranh thiếu lành mạnh, không có cơ hội phát triển bằng thực lực. Tôi luôn muốn nghỉ việc, tìm nơi khác tốt hơn nhưng lại không dám nộp đơn xin nghỉ.
Tôi lo lắng công việc mới không tốt như mong muốn, việc không đúng chuyên ngành. Tôi cũng ngại học, ngại tìm tòi những cái mới…
Cứ mãi nhùng nhằng, tôi đánh mất rất nhiều cơ hội tốt. Đến tuổi này, tôi không còn thiết tha làm giàu hoặc “sống chết” với công việc để được ghi nhận, cất nhắc…
Để khỏa lấp sự thua kém, tôi cố tìm hiểu cách các cô gái ở làng làm giàu, báo hiếu bố mẹ. Sau đó, tôi biết rằng, nhiều cô xây nhà to, mua được ô tô xịn là nhờ kinh doanh giỏi. Nhưng cũng có cô lấy đại gia, chồng ngoại quốc, được chồng cấp vốn nên thoải mái đầu tư, chẳng mấy chốc kéo cả họ giàu lên.
Tôi cũng như mấy gã trai làng vin vào chuyện đó để cãi cùn khi bị bố mẹ so sánh, chì chiết. Thế nhưng, tôi không thể tự đánh lừa bản thân, phải đối diện và chấp nhận mình quá dở.
Phụ nữ ở làng còn tạo dựng được cơ ngơi hoành tráng, còn tôi vẫn ở trọ, ăn cơm bụi, không dám hẹn hò…
Chưa lúc nào, tôi cảm thấy xấu hổ, bế tắc như bây giờ. Tôi phải làm sao để có công việc tốt hơn? Liệu với tầm tuổi này, tôi có còn cơ hội phát triển ở Hà Nội hay về quê cuốc đất trồng rau, phụng dưỡng bố mẹ già, cũng coi như vớt vác chút sĩ diện với đời?
Độc giả giấu tên
Người đàn ông ở Thanh Hóa nhiều lần 'trộm' tiền của vợ nuôi đam mê chế ‘siêu xe’
Với sở thích chế tạo các loại ô tô, anh Ngô Đình Hải trú xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) nhiều lần phải "trộm" tiền sinh hoạt của vợ để mua vật liệu chế tạo “siêu xe”.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- Thành công nhờ năng động sản xuất
- Kỳ vọng vụ mùa cuối năm
- Nông trại rau sạch công nghệ cao
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- Đến thăm thác Bản Giốc
- Bấp bênh nghề hầm than
- Tưng bừng lễ hội đón giao thừa, mừng Đảng
- Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- Cần hỗ trợ thu hoạch lúa
- Chủ động công tác y tế cho giải chạy
- Hơn 15 triệu người Việt hút thuốc lá
- Ô tô tông trụ điện trên quốc lộ, 4 người nhập viện
- Triển vọng con tôm